logo_haianh_trave2
Giờ làm việc:
7h30 sáng - 9h tối (24/7)
hotline_home
Một góc lòng hồ Na Hang
Một góc lòng hồ Na Hang
Tàu du lịch hồ Na Hang
Một góc lòng hồ Na Hang
Thác Mơ Na Hang

Nghi lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang

Đánh giá

du lịch na hang - Tìm hiểu nét văn hóa của các đồng bào dân tộc tại na hang

 le hoi cap sac na hang

ảnh: Nghi lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang

 

            Lễ cấp sắc ở na hang là một tập quán xã hội và tín ngưỡng của người Dao, là nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành của người đàn ông đến tuổi thành đinh và trở thành một con người xã hội. Người thanh niên qua lễ cấp sắc mới được nhận tín đồ Đạo giáo, được thánh thần công nhận, được cấp âm binh, tu luyện pháp thuật, khi sống làm ăn, sinh hoạt được may mắn; lúc chết linh hồn mới được về với tổ tiên nơi Dương Châu, không bị đày xuống địa ngục; được coi là người đã trưởng thành, mới có thể dạy chữ, dạy cúng,  làm nghề thầy cúng (người Dao coi trọng dạy học, làm thầy cúng, thầy thuốc). Tuổi quy định được cấp sắc từ 12 trở lên. Trước khi làm lễ cấp sắc, người con trai phải trải qua lễ đặt tên âm. Tên do thầy cúng đặt.

          Để thực hiện 1 lễ cấp sắc phải chuẩn bị trước hàng năm về lương thực, thực phẩm. Công việc này đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của anh em, họ hàng, làng xóm. Đến khi cấp sắc được tiến hành là công việc giúp làm đàn lễ, làm ghế ngồi, lo cỗ bàn.

        Trong lễ cấp sắc, một vật dụng, yếu tố không thể thiếu trong nghi lễ là đèn. Đèn dùng trong lễ cấp sắc là sự thể hiện vị trí cao thấp khác nhau của những người được cấp sắc sau khi thụ lễ. Đèn đặt như vậy với dụng ý soi sáng cho tâm hồn và tẩy rửa tất cả các tội lỗi, để người được cấp sắc trong sạch. Sau nghi thức đặt đèn các thầy cúng lần lượt đóng ấn cho người được cấp sắc. Lúc này đạo sắc âm được đổi đi, đạo sắc dương được giữ lại cho người thụ lễ. Có 3 hình thức là cấp sắc 3 đèn, 7 đèn và 12 đèn. Trong hai hình thức cấp sắc 3 đèn, 7 đèn thì cấp sắc 3 đèn là bắt buộc đối với những người con trai đến tuổi thành niên, Sau đó nếu có điều kiện sẽ tổ chức lễ cấp sắc 7 đèn. Hai loại cấp sắc này giống nhau về trình tự hành lễ nhưng khác nhau về số lượng đèn dùng trong buổi lễ, số thầy được mời đến làm lễ và địa vị tôn giáo của người được cấp sắc sau khi thụ lễ. Cấp sắc 12 đèn ít được thực hiện. Lễ này phải kéo dài 7 ngày, 7 đêm, phải có 12 thầy cúng đã qua cấp sắc 12 đèn tham dự. Hiện nay đã mai một nghi lễ cấp sắc 12 đèn.

 Trong lễ cấp sắc, các thầy cúng phải cầu khấn các thành phần bảo trợ của mình, phải cúng tổ tiên của gia chủ, và đặc biệt phải mời Bàn Vương về dự. Tương tự như đối với mo Thái và mo Mường, việc kể tích Bàn Vương là một trong những nội dung quan trọng, bởi con người từ thời xa xưa luôn mong muốn biết được các hiện tượng tự nhiên, của muôn loài, của con người và của chính mình, do vậy các dạng mo đẻ đất, đẻ nước, đẻ người, đẻ ra muôn loài phổ biến ở hầu hết các cư dân nguyên thuỷ thì suy cho cùng cũng đều nhằm giải thích thế giới, giải thích vũ trụ theo quan niệm của thế giới quan thần thoại mà có người coi như là một dạng sử thi.

            Người con trai nào không được cấp sắc thì dù chết già cũng không được về với tổ tiên và lúc sống không được thờ cúng cha mẹ, không được công nhận là con cháu Bàn Vương.

          Lễ cấp sắc thường được tổ chức từ tháng mười năm trước đến tháng Giêng âm lịch năm sau. Lễ cấp sắc của các ngành Dao ở Tuyên Quang tuy có những điểm khác nhau, nhưng cơ bản thực hiện theo một trình tự nhất định. Công việc chuẩn bị cho lễ cấp sắc phải trải qua các bước như đặt tên, xem tuổi, thời gian tổ chức lễ cấp sắc, tiến hành các thủ tục mời thầy cúng làm lễ cấp sắc. Nhìn chung thực hiện lễ cấp sắc phải tiến hành qua các bước theo trình tự: lập đàn cúng, mời thần thánh, tổ tiên, trình báo nội dung lễ cấp sắc, cấp đèn, cấp sắc, răn dạy, tạ ơn thần thánh, tổ tiên.

          Trong không gian của lễ cấp sắc có các điều răn dạy, được linh thiêng hoá và trở thành những giá trị đạo đức mà con người phải gìn giữ, phấn đấu. Các nội dung thể hiện trong đạo sắc đều hướng con người tới cái thiện. Đó là sự kính trọng tổ tiên, thần thánh, biết ơn cha mẹ, thuỷ chung với bạn bè, sống chân thành, không lừa lọc, không dâm đãng, phải có lòng dũng cảm, biết trọng nghĩa, khinh tài, ngay cả việc con người chấp hành luật lệ cũng được đề cấp tới. Với truyền thống giáo dục mang tính tộc người, trong đó có một phần tham gia của tục lệ cấp sắc đã tạo nên phong cách đằm thắm, thận trọng, kín đáo của người Dao.

          Tuy nhiên, gạt bỏ những hạn chế là tốn kém và lãng phí tiền của, thời gian, ta thấy lấp lánh những giá trị nhân bản của nó, đó là nội dung mang tính giáo dục của lễ cấp sắc có ý nghĩa, phù hợp với tinh thần "Tiên học lễ, hậu học văn" mà nền giáo dục hiện đại đang rất coi trọng.

Bên cạnh những ý nghĩa đó, trong lễ cấp sắc của đồng bào Dao ở Tuyên Quang còn chứa dựng những điệu múa, bài hát, trò diễn dân gian…đã gắn bó với đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc Dao từ bao đời nay, là sản phẩm tinh thần quý báu cần được tôn trọng, giữ gìn và tiếp tục phát triển. Trong những năm gần đây, lễ cấp sắc đã được khai thác thành các tiết mục thông qua hoạt động của các tổ, đội văn nghệ quần chúng ở các thôn, bản và các xã, góp một phần rất quan trọng trong việc gìn giữ, phát huy và phát triển các giá trị văn hoá phi vật thể  như các đội văn nghệ của đồng bào dân tộc Dao Đỏ ở thôn Khau Hán (Bình Phú - Chiêm Hoá), bản Lục (Đà Vị - Nà Hang), đội văn nghệ của đồng bào Dao Tiền ở thôn Nà Coòng (Tri Phú - Chiêm Hoá)… Từ các chất liệu dân gian được phát hiện qua các hoạt động văn nghệ quần chúng ở cơ sở, Trung tâm Văn hoá -Thông tin và Thể thao các huyện, tành phố, Trung tâm Văn hoá và Triển lãm tỉnh, Đoàn Nghệ thuật Dân tộc tỉnh đã khai thác, xây dựng thành các chương trình, tiết mục mang đậm bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số để tham gia các liên hoan, hội diễn nghệ thuật quần chúng; Ngày Hội văn hoá các dân tộc do Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức đạt nhiều giải cao, giới thiệu với các tỉnh bạn trong khu vực và toàn quốc những giá trị văn hoá phi vật thể độc đáo của dân tộc Dao ở Tuyên Quang.

          Nghi lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia (Quyết định số 3820/QĐ-BVHTTDL ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Đó là vinh dự, tự hào và cũng là trách nhiệm của chính quyền địa phương và nhân dân Tuyên Quang nói chung, đồng bào Dao nói riêng trong việc quản lý, duy trì và phát huy giá trị di sản văn hóa phi theo quy định của pháp luật, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hoá Tuyên Quang.

                                                                             Đinh Huyền Trang

                                      cổng thông tin Sở VHTT và DL Tuyên Quang

Bình luận

Nick Name

Nội dung

 
Du lịch Na Hang Tuyên Quang HaiAnhTravel

 

  • ĐC: Tổ 5 - TT. Na Hang - H. Na Hang - T.Tuyên Quang
  • Số điện thoại: 0988.486.112
  • Email: anhtd2007@gmail.com
  • Giấy phép KD số:15B8001153
  • Mã số thuế: 8305910287
  • facebook.com/dulichnahang
Nhận tin theo dõi
Hoặc có thể theo dõi Hải Anh qua các mạng xã hội sau:
facebookyoutubegoogle_plustwitter
Chúng tôi trên Facebook
DMCA
HaiAnhTravel ® Copyright 2015 © http://dulichnahang.com