Đánh giá
Do sự ưu ái của thiên nhiên, địa bàn Khu du lịch sinh thái Na Hang có khí hậu trong lành được bao bọc bởi những vách đá, rừng cây nguyên sinh nơi đây trở thành điểm quần cư của nhiều loài động vật quý hiếm như: Voọc mũi hếch, Voọc đầu trắng, Linh trưởng và các loài thực vật được ghi trong sách đỏ Việt Nam như: Trai, mun, nghiến, lát hoa...Đặc biệt hơn nơi đây còn là nơi cư trú của bầy ong khoái đáng giá cả một gia tài, đã hiện diện hàng trăm năm qua.
Những tổ ong khoái trên ngọn núi Giang Chí (ảnh: Soha) |
Ong khoái là loài ong có thân đen với những vằn vàng, to bằng ngón tay út, chúng thường làm tổ ở những nơi rất cao so với mặt đất, trên cành cây và dưới vách đá nhô ra, loài ong này không bao giờ thuần dưỡng được bởi chúng không sử dụng hốc kín để làm tổ. Mỗi bầy ong bao gồm một chiếc tổ thẳng đứng đơn treo lủng lẳng, và lược thường được bao phủ bởi một khối lượng dày đặc của các con ong trong một vài lớp. Những tổ ong khoái được phát hiện tại hai ngọn núi Giang Chí và Nà Thị, thuộc khu rừng phòng hộ trên địa bàn xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình. Trước đây bản Giang Chí có 12 hộ dân sinh sống, với hơn trăm nhân khẩu nhưng do giao thông không thuận tiện, đi lại khó khăn nên chính quyền đã di dời các hộ dân về huyện Hàm Yên, tuy nhiên hiện nay vẫn còn 4 hộ gia đình đang sinh sống tại bản Giang Chí.
Tổ ong trên vách đá |
Theo thầy cúng Lý Thức Tình là một trong số 4 hộ, đang sinh sống tại bản Giang Chí thì do ông đã quen với khí hậu trong lành mát mẻ trên vùng đất này nên không thể thích nghi được với thời tiết nắng nóng ở Hàm Yên, và một điều đặc biệt nữa đó là ông quay lại để trông nom, thờ cúng "Thần ong", đây cũng là một cách chăm sóc đời sống tinh thần của đồng bào người Dao tại bản Giang Chí. Hàng năm cứ đến tháng 4 âm lịch, dân bản đều tổ chức cúng bái, thu hoạch ong và ăn mừng, tổ ong thuộc sở hữu của cả bản Giang Chí, bản thân ông Lý Thức Tình cũng không biết những tổ ong này có từ bao giờ chỉ nghe các cụ kể lại rằng "Thần ong" đã ngự trị trên hai ngọn núi Nà Thị và Giang Chí từ hàng trăm năm qua, việc "thờ cúng" được truyền đời từ ông nội ông Tình, đến đời bố ông và bây giờ đến đời ông Tình. Khi nhìn từ dưới chân núi lên tổ ong chỉ to bằng cái mâm nhưng khi trèo đến gần, mới thấy nó to như cái nưa, thậm chí to bằng nửa tấm chiếu. Mỗi tổ ong lớn cho khoảng ba gánh mật tương đương với 70 lít mật ong, tổ nhỏ cũng cho khoảng hơn 10 lít mật. Mỗi đợt khai thác dân bản có cả hàng trăm lít mật, số mật này được chia đều cho cả bản mỗi hộ cũng có hơn chục lít mật để dùng. Tuy nhiên do lượng mật ong nhiều, dùng không hết nên các hộ gia đình đã mang xuống trung tâm huyện bán trong những dịp chợ phiên. Mỗi lít mật ong có giá đến vài trăm nghìn, dân bản tin rằng "Thần ong" đã mang lại cuộc sống no ấm cho bản nên mỗi lần khai thác, thường chỉ chọc ba đến bốn tổ ong và luôn để lại vài tổ ong nguyên vẹn, để ong có nơi trú ngụ và tiếp tục tìm về xây tổ, làm mật. Để đến được ngọn núi Nà Thị, phải mất ngày rưỡi leo núi, luồn rừng và là khu rừng vắng vẻ không có bóng người qua lại, còn đến được đỉnh Giang Chí, mất trọn một ngày đi bộ, leo núi liên tục. Nơi đây thật sự thu hút những du khách ưa du lịch khám phá thiên nhiên, và đam mê vẻ đẹp hoang sơ của vùng đất chưa có sự tác động của con người.
Đến với khu du lịch sinh thái Na Hang không chỉ là để ngắm cảnh, hít thở không khí trong lành hay thưởng thức những hương vị đặc sản nơi miền sơn cước, mà đến nơi đây du khách còn có cơ hội khám phá, trải nghiệm những chuyến du lịch thực tế đầy kỳ bí, hoang sơ giữa đại ngàn.
Liên hệ đặt mua : 0988.486.112
Phùng Thủy
Nick Name