logo_haianh_trave2
Giờ làm việc:
7h30 sáng - 9h tối (24/7)
hotline_home
Một góc lòng hồ Na Hang
Một góc lòng hồ Na Hang
Tàu du lịch hồ Na Hang
Một góc lòng hồ Na Hang
Thác Mơ Na Hang

atđ 2024

Đánh giá

 

  • Câu 1. Công việc làm ở thiết bị đang mang điện, có sử dụng các trang bị, dụng cụ chuyên dùng là?
    1. Làm việc gần nơi có điện.      
    2. Làm việc không có điện.  
    3. Làm việc có điện.        
    4. Cả a, b và c đều sai.
  • Câu 2. Theo Quy trình An toàn điện, quy định điện cao áp và hạ áp như thế nào là đúng?
  1. Điện hạ áp là điện áp đến 1000V, điện cao áp là điện áp trên 1000V trở lên.
  2. Điện hạ áp là điện áp dưới 1000V, điện cao áp là điện áp trên 1000V trở lên.
  3. Điện hạ áp là điện áp dưới 1000V, điện cao áp là điện áp từ 1000V trở lên.
  4. Điện hạ áp là điện áp đến 1000V, điện cao áp là điện áp từ 1000V trở lên.
  • Câu 3. Theo quy trình an toàn điện, khoảng cách an toàn cho phép khi công tác không có rào chắn đối với cấp điện áp 6kV là?
  1. 0,35m
  2. 0,6m
  3. 0,7m
  4. 1m
  • Câu 4. Theo quy trình an toàn điện, khoảng cách an toàn cho phép khi công tác không có rào chắn đối với cấp điện áp 15kV là?
  1. 0,35m
  2. 0,6m
  3. 0,7m
  4. 1m
  • Câu 5. Theo quy trình an toàn điện, khoảng cách an toàn cho phép khi công tác không có rào chắn đối với cấp điện áp 22kV là?
  1. 0,35m
  2. 0,6m
  3. 0,7m
  4. 1m
  • Câu 6. Theo quy trình an toàn điện, khoảng cách an toàn cho phép khi công tác không có rào chắn đối với cấp điện áp 35kV là?
  1. 0,6m
  2. 0,7m
  3. 1m
  4. 1,5m
  • Câu 7. Theo quy trình an toàn điện, khoảng cách an toàn cho phép khi công tác không có rào chắn đối với cấp điện áp 66kV là?
  1. a. 1m
  2. 1,5m
  3. 2m
  4. 3m
  • Câu 8. Theo quy trình an toàn điện, khoảng cách an toàn cho phép khi công tác không có rào chắn đối với cấp điện áp 110kV là?
  1. 1m
  2. 1,5m
  3. 2m
  4. 3m
  • Câu 9. Theo quy trình an toàn điện, khoảng cách an toàn cho phép khi công tác không có rào chắn đối với cấp điện áp 220kV là?
  1. 1,5m
  2. 2,5m
  3. 3,5m
  4. 4,5m
  • Câu 10. Theo quy trình an toàn điện, khoảng cách an toàn cho phép khi công tác không có rào chắn đối với cấp điện áp 500kV là?
  1. 2,5m
  2. 3,5m
  3. 4,5m
  4. 5,5m
  • Câu 11. Theo quy trình an toàn điện, khoảng cách an toàn cho phép từ rào chắn đến phần có điện đối với cấp điện áp 6kV không nhỏ hơn là?
  1. 0,2m
  2. 0,35m
  3. 0,6m
  4. 0,7m
  • Câu 12. Theo quy trình an toàn điện, khoảng cách an toàn cho phép để đặt rào chắn đến phần có điện đối với cấp điện áp 15kV là?
  1. 0,35m
  2. 0,6m
  3. 0,7m
  4. 1m
  • Câu 13. Theo quy trình an toàn điện, khoảng cách an toàn cho phép từ rào chắn đến phần có điện đối với cấp điện áp 22kV không nhỏ hơn là?
  1. 0,35m
  2. 0,6m
  3. 0,7m
  4. 1m
  • Câu 14. Theo quy trình an toàn điện, khoảng cách an toàn cho phép từ rào chắn đến phần có điện đối với cấp điện áp 35kV không nhỏ hơn là?
  1. 0,35m
  2. 0,6m
  3. 0,7m
  4. 1m
  • Câu 15. Theo quy trình an toàn điện, khoảng cách an toàn cho phép từ rào chắn đến phần có điện đối với cấp điện áp 66kV không nhỏ hơn là?
  1. 0,7m
  2. 1m
  3. 1,5m
  4. 2m
  • Câu 16. Theo quy trình an toàn điện, khoảng cách an toàn cho phép từ rào chắn đến phần có điện đối với cấp điện áp 220kV không nhỏ hơn là?
  1. 2m
  2. 2,5m
  3. 3m
  4. 4,5m
  • Câu 17. Theo quy trình an toàn điện, khoảng cách an toàn cho phép từ rào chắn đến phần có điện đối với cấp điện áp 500kV không nhỏ hơn là?
  1. 2,5m
  2. 3,5m
  3. 4,5m
  4. 5,5m
  • Câu 18. Khoảng cách an toàn phóng điện các thiết bị, dụng cụ, phương tiện (trừ xe chuyên dùng cho công tác sửa chữa điện) đối với cấp điện áp 35kV là?
  1. 3m.      b. 4m.          c. 6m.           d. 8m.
  • Câu 19. Khoảng cách an toàn phóng điện các thiết bị, dụng cụ, phương tiện (trừ xe chuyên dùng cho công tác sửa chữa điện) đối với cấp điện áp 110kV là?
  1. 3m.      b. 4m.          c. 6m.           d. 8m.
  • Câu 20. Khoảng cách an toàn phóng điện các thiết bị, dụng cụ, phương tiện (trừ xe chuyên dùng cho công tác sửa chữa điện) đối với cấp điện áp 220kV là?
  1. 3m.      b. 4m.          c. 6m.           d. 8m.
  • Câu 21. Khoảng cách an toàn phóng điện các thiết bị, dụng cụ, phương tiện (trừ xe chuyên dùng cho công tác sửa chữa điện) đối với cấp điện áp 500kV là?
  1. 3m.      b. 4m.          c. 6m.           d. 8m.

 

  • Câu 22. Theo quy trình an toàn điện, yêu cầu về nối đất?
  1. Đường dây, thiết bị điện chưa được nối đất (tiếp đất hoặc tiếp địa) coi như đang có điện.
  2. Vị trí nối đất (cố định, di động) phải được yêu cầu, đánh dấu xác nhận đã được thực hiện trong PCT.
  3. Cả a, b đúng
  4. Cả, a, b sai.
  • Câu 23. Theo Quy trình An toàn điện, quy định về chất liệu và quy cách của dây nối đất lưu động như thế nào?
  1. Dây nối đất là dây chuyên dùng, bằng đồng mềm và có thể có lớp bọc bảo vệ bằng nhựa trong.
  2. Dây nối đất là dây đồng hoặc hợp kim mềm, nhiều sợi, tiết diện phải chịu được tác dụng lực điện động và nhiệt.
  3. Dây nối đất là dây chuyên dùng bằng đồng, nhôm hoặc hợp kim, mềm và có lớp bọc bảo vệ.
  4. Cả a, b, c đều sai.
  • Câu 24. Dây nối đất chống đóng điện nhầm từ nguồn điện đến phải chịu được tác dụng điện động và nhiệt động khi có dòng ngắn mạch nhưng tiết diện bao nhiêu đối với cấp điện áp 35kV?
  1. ≥10 mm2
  2. 16 mm2
  3. ≥22 mm2
  4. ≥35 mm2
  • Câu 25. Dây nối đất chống đóng điện nhầm từ nguồn điện đến phải chịu được tác dụng điện động và nhiệt động khi có dòng ngắn mạch nhưng tiết diện bao nhiêu đối với cấp điện áp 110kV?
  1. ≥10 mm2
  2. ≥16 mm2
  3. ≥22 mm2
  4. 35 mm2
  • Câu 26. Dây nối đất chống điện áp cảm ứng phải chịu được dòng điện do điện áp cảm ứng sinh ra, có tiết diện tối thiểu là bao nhiêu?
  1. ≥6 mm2
  2. ≥8 mm2
  3. ≥10 mm2
  4. ≥ 16mm2
  • Câu 27. Theo quy trình an toàn điện, quy định về người thực hiện đặt và tháo nối đất như thế nào là đúng?
  1. Đặt và tháo nối đất do 02 người thực hiện, 01 người giám sát và 01 người thao tác, trong đó người giám sát phải có bậc ATĐ từ bậc 3 trở lên, người thao tác phải có bậc ATĐ từ bậc 2 trở lên.
  2. Đặt và tháo nối đất do 02 người thực hiện, 01 người giám sát và 01 người thao tác, trong đó người giám sát phải có bậc ATĐ từ bậc 4 trở lên, người thao tác phải có bậc ATĐ từ bậc 3 trở lên.
  3. Đặt và tháo nối đất do 02 người thực hiện, 01 người giám sát và 01 người thao tác, trong đó cả hai người phải có bậc ATĐ từ bậc 4 trở lên.
  • Câu 28. Theo quy trình an toàn điện, lắp và tháo tiếp đất phải thực hiện như thế nào?
  1. Khi đặt nối đất phải lắp một đầu dây nối đất với đất trước, sau đó lắp đầu còn lại vào ĐD, thiết bị điện; tháo nối đất làm theo trình tự ngược lại. Khi đặt và tháo nối đất di động trên lưới điện cao áp, Nhân viên đơn vị công tác phải dùng sào và găng cách điện phù hợp; Đặt và tháo nối đất di động tại lưới hạ áp phải đeo găng tay cách điện hạ áp.
  2. Khi lắp tiếp đất phải dùng sào cách điện để lắp vào dây dẫn, sau đó đầu còn lại được nối với đất. Tháo tiếp đất làm ngược lại. Khi đặt và tháo nối đất di động trên lưới điện cao áp, Nhân viên đơn vị công tác phải dùng sào và găng cách điện phù hợp; Đặt và tháo nối đất di động tại lưới hạ áp phải đeo găng tay cách điện hạ áp.
  3. Khi đặt nối đất phải lắp một đầu dây nối đất với đất trước, sau đó lắp đầu còn lại vào ĐD, thiết bị điện; tháo nối đất làm tương tự như khi đặt nối đất. Khi đặt và tháo nối đất di động trên lưới điện cao áp, Nhân viên đơn vị công tác phải dùng sào và găng cách điện phù hợp; Đặt và tháo nối đất di động tại lưới hạ áp phải đeo găng tay cách điện hạ áp.
  4. Cả a, b, c đều sai.
  • Câu 29. Theo quy trình an toàn điện, thao tác đặt nối đất di động trên ĐD hoặc thiết bị điện, người làm nối đất phải thực hiện như thế nào?
  1. Đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định.
  2. Không để dây nối đất va chạm vào người,
  3. Sử dụng thiết bị thử điện để kiểm tra ĐD hoặc thiết bị điện không còn điện trước khi lắp dây nối đất vào ĐD hoặc thiết bị điện.
  4. Cả a, b, c.
  • Câu 30. Quy định nào sau đây sai về an toàn thao tác thiết bị điện?
    1. Trong chế độ vận hành bình thường, thao tác thiết bị điện cao áp phải thực hiện theo Thông tư quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
    2. Trong chế độ sự cố, thao tác khôi phục ĐD, thiết bị điện bị sự cố thực hiện theo Thông tư quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
    3. Các thiết bị đóng cắt của ĐD, thiết bị điện có bố trí công tác cắt điện phải được khóa (lock) hoặc kéo ra khỏi vị trí vận hành để tránh thao tác nhầm, phải treo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” tại chỗ thiết bị đóng cắt, phải cử Người cảnh giới nếu không thực hiện được biện pháp khóa thiết bị đóng cắt.
    4. Khóa chọn chế độ điều khiển từ xa/tại chỗ (Remote/Local) của thiết bị đóng cắt phải được chuyển về vị trí từ xa (Remote) trong thời gian có người công tác trên thiết bị đóng cắt này hoặc ĐD, thiết bị điện liên quan.
  • Câu 31. An toàn thao tác thiết bị điện được quy định như thế nào là đúng?
    1. Trong chế độ vận hành bình thường, thao tác thiết bị điện cao áp phải thực hiện theo Thông tư quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
    2. Các thiết bị đóng cắt của ĐD, thiết bị điện có bố trí công tác cắt điện phải được khóa (lock) hoặc kéo ra khỏi vị trí vận hành để tránh thao tác nhầm, phải treo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” tại chỗ thiết bị đóng cắt, phải cử Người cảnh giới nếu không thực hiện được biện pháp khóa thiết bị đóng cắt.
    3. Khóa chọn chế độ điều khiển từ xa/tại chỗ (Remote/Local) của thiết bị đóng cắt phải được chuyển về vị trí tại chỗ (Local) trong thời gian có người công tác trên thiết bị đóng cắt này hoặc ĐD, thiết bị điện liên quan.
    4. Cả a, b và c.

 

  • Câu 32. Người chỉ đạo chung khi công việc do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện là ai?
  1. Người cấp phiếu.
  2. Người cho phép.
  3. Người lãnh đạo công việc.
  4. Cả a, b, c đều sai.
  • Câu 33. Theo quy trình an toàn điện quy định “Người lãnh đạo công việc” của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện?
  1. Phải có bậc 5 an toàn điện do Cấp có thẩm quyền của Đơn vị công tác cử. Trường hợp các Đơn vị công tác không cùng một tổ chức hoạt động điện lực, Đơn vị QLVH và các Đơn vị công tác phải thống nhất phải cử Người LĐCV.
  2. Phải có bậc 5 an toàn điện và được công nhận chức danh “Người lãnh đạo công việc” được đơn vị công tác cử.
  3. Phải có bậc 5 an toàn điện và được công nhận chức danh “Người lãnh đạo công việc”, được đơn vị quản lý vận hành cử.
  • Câu 34. Theo quy trình an toàn điện, trường hợp các Đơn vị công tác không cùng một tổ chức hoạt động điện lực thì người lãnh đạo công việc (LĐCV) do đơn vị nào cử?
  1. Đơn vị quản lý vận hành.
  2. Đơn vị công tác.
  3. Đơn vị QLVH và các Đơn vị công tác phải thống nhất phải cử Người LĐCV.
  4. Không quy định.
  • Câu 35. Người có trách nhiệm phối hợp, kiểm tra, giải thích và phân công công việc cho nhân viên đơn vị công tác trong suốt quá trình thực hiện?
  1. Người lãnh đạo công việc
  2. Người cấp phiếu
  3. Người cho phép vào làm việc
  4. Người chỉ huy trực tiếp
  • Câu 36. Theo quy trình an toàn điện “Người chỉ huy trực tiếp” là người như thế nào?
  1. Phải nắm vững thời gian, địa điểm, nội dung công việc được giao và các biện pháp an toàn phù hợp với yêu cầu của công việc; được Đơn vị công tác cử để thực hiện công việc. Có bậc 4 ATĐ trở lên khi thực hiện PCT, bậc 3 ATĐ trở lên khi thực hiện LCT đối với công việc về điện.
  2. Phải nắm vững thời gian, địa điểm, nội dung công việc được giao và các biện pháp an toàn phù hợp với yêu cầu của công việc; được Đơn vị công tác cử để thực hiện công việc. Có bậc 4 ATĐ trở lên.
  3. Không quy định.
  • Câu 37. Trong chế độ bình thường, các thao tác ở thiết bị điện cao áp thực hiện như thế nào là đúng?
  1. Thao tác theo quy trình thao tác của đơn vị.
  2. Thao tác theo quy trình xử lý sự cố.
  3. Thực hiện theo Thông tư Quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
  4. Thực hiện theo Thông tư Quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia của Cục điều tiết Điện lực.
  • Câu 38. Trong chế độ sự cố, các thao tác ở thiết bị điện cao áp thực hiện như thế nào là đúng?
  1. Thực hiện theo Thông tư Quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
  2. Thực hiện thao tác theo quy trình xử lý sự cố của thiết bị điện.
  3. Phải thực hiện theo Thông tư Quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia của Bộ Công Thương.
  4. Phải thực hiện theo Thông tư Quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia của Cục điều tiết Điện lực.
  • Câu 39. Theo quy trình an toàn điện, cho phép thao tác tại chỗ thiết bị đóng cắt ngoài trời trong điều kiện thời tiết xấu (ngoài trời có mưa tạo thành dòng chảy trên thiết bị điện, giông sét, ngập lụt, gió từ cấp 06 trở lên) nào sau đây?
  1. Bằng sào thao tác tại chỗ hoặc thay dây chì đối với thiết bị ở ngoài trời tuy nhiên phải trang bị đầy đủ dụng cụ an toàn.
  2. Bằng sào thao tác và dao cách ly thao tác trực tiếp tại chỗ đối với thiết bị ở ngoài trời tuy nhiên phải trang bị đầy đủ dụng cụ an toàn.
  3. Dao cách ly thao tác trực tiếp tại chỗ đối với thiết bị ở ngoài trời đồng thời phải trang bị đầy đủ dụng cụ an toàn.
  4. Không được phép thực hiện.
  • Câu 40. Khi cần thao tác đóng cắt, thay cầu chì đối với thiết bị điện ngoài trời trong khi có mưa to, nước chảy thành dòng trên thiết bị, dụng cụ an toàn hoặc có kèm theo giông sét thì phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật an toàn nào để đảm bảo an toàn khi thao tác?
  1. Tìm cách cắt điện nguồn tổng để thao tác không điện
  2. Sử dụng đầy đủ trang bị BHLĐ, găng ủng thảm ghế cách điện cao áp.
  3. Tuyệt đối không thao tác.
  • Câu 41. Theo quy trình an toàn điện, khi thao tác tại chỗ, kéo ra/đưa vào vị trí vận hành thiết bị đóng cắt cao áp thì người thao tác phải được trang bị như thế nào?
    1. Người thao tác phải mang găng tay cách điện cao áp và đi ủng cách điện cao áp
    2. Người thao tác phải mang găng tay cách điện cao áp và đứng trên ghế/thảm cách điện phù hợp với cấp điện áp.
    3. Cả a, b đúng.
    4. Cả a, b sai.

 

  • Câu 42. Theo quy trình an toàn điện, trong điều kiện vận hành bình thường, quy định nào sau đây là đúng trong quá trình thao tác?
  1. Chỉ được thao tác thiết bị đóng cắt trên cột với cấp điện áp đến 66kV bằng sào cách điện khi điều kiện khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị điện này đến người thao tác không nhỏ hơn 3 m, trong trường hợp này người thao tác phải mang găng tay cách điện.
  2. Chỉ được thao tác thiết bị đóng cắt trên cột với cấp điện áp đến 22kV bằng sào cách điện khi điều kiện khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị điện này đến người thao tác không nhỏ hơn 3 m, trong trường hợp này người thao tác phải mang găng tay cách điện.
  3. Chỉ được thao tác thiết bị đóng cắt trên cột với cấp điện áp đến 35kV bằng sào cách điện khi điều kiện khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị điện này đến người thao tác không nhỏ hơn 3 m, trong trường hợp này người thao tác phải mang găng tay cách điện.
  • Câu 43. Theo quy trình an toàn điện, điều kiện an toàn trước khi thao tác tại chỗ thiết bị đóng cắt cao áp phải kiểm tra điều kiện gì?
  1. Phải kiểm tra máy cắt, aptomat liên quan đang ở vị trí mở.
  2. Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chống hồ quang khi thao tác tại chỗ
  3. Cả a, b.
  • Câu 44. Theo quy trình an toàn điện, điều kiện an toàn để thao tác xa là?
  1. Mọi thao tác xa đều phải có 02 (hai) người phối hợp thực hiện: 01 người giám sát và 01 người thao tác trực tiếp
  2. Cho phép 01 (một) người thao tác xa tại phòng điều khiển trung tâm thông qua mạch nhị thứ hoặc màn hình điều khiển, các thao tác này không có nguy cơ gây tai nạn cho Nhân viên vận hành.
  3. Không quy định
  • Câu 45. Theo quy trình an toàn điện, trình tự thực hiện thao tác xa là như thế nào?
    1. Người thao tác kiểm tra đủ điều kiện cần thực hiện thao tác; Người giám sát đọc lệnh (tên phiếu thao tác hoặc tên ĐD, thiết bị điện cần thao tác), người thao tác nhắc lại lệnh và thực hiện thao tác ĐD, thiết bị điện trên màn hình HMI/SCADA; Người thao tác báo cáo người giám sát kết thúc thao tác.

 

  1. Người giám sát kiểm tra đủ điều kiện cần thực hiện thao tác; Người thao tác đọc lệnh (tên phiếu thao tác hoặc tên ĐD, thiết bị điện cần thao tác) và thực hiện thao tác ĐD, thiết bị điện trên màn hình HMI/SCADA; Người thao tác báo cáo người giám sát kết thúc thao tác.
  2. Người giám sát kiểm tra đủ điều kiện cần thực hiện thao tác; Người giám sát đọc lệnh (tên phiếu thao tác hoặc tên ĐD, thiết bị điện cần thao tác), người thao tác nhắc lại lệnh và thực hiện thao tác ĐD, thiết bị điện trên màn hình HMI/SCADA; Người thao tác báo cáo người giám sát kết thúc thao tác.

 

  • Câu 46. Theo quy trình an toàn điện, cho phép thao tác xa dao tiếp địa với điều kiện nào sau đây?
  1. Mạch khoá liên động của dao tiếp địa (mạch logic giữa dao tiếp địa với dao cách ly và điện áp) đã được thí nghiệm, nghiệm thu và đưa vào vận hành.
  2. Phải xác định được đường dây hoặc thiết bị điện đã mất điện căn cứ thông số điện áp hoặc xác nhận của Nhân viên vận hành có mặt tại trạm điện, nhà máy điện.
  3. Phải xác định được trạng thái tại chỗ máy cắt, dao cách ly liên quan đã mở hoàn toàn thông qua xác nhận của Nhân viên vận hành tại nơi đặt thiết bị đóng cắt hoặc camera giám sát vận hành.
  4. Cả a,b, c.
  • Câu 47. Theo Quy trình An toàn điện, thao tác tại chỗ, kéo ra/đưa vào vị trí vận hành thiết bị đóng cắt cao áp phải mang trang bị, dụng cụ an toàn nào?
  1. Sử dụng găng tay cách điện cao áp hoạc đi ủng cách điện cao áp
  2. Sử dụng găng tay cách điện cao áp và đi ủng cách điện hạ áp hoặc mang găng tay cách điện cao áp và đứng trên thiết bị, dụng cụ đã được cách điện.
  3. Sử sụng găng tay cách điện cao áp và đi ủng cách điện cao áp hoặc mang găng tay cách điện cao áp và đứng trên ghế/thảm cách điện phù hợp với cấp điện áp.
  • Câu 48. Theo quy trình an toàn điện, những biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc phải cắt điện?
  1. (1)Cắt điện; (2) Kiểm tra không còn điện; (3)Đặt tiếp đất; (4) Đặt rào chắn; treo biển báo, tín hiệu

b.(1) Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc; (2) Kiểm tra không còn điện; (3) Đặt nối đất (tiếp đất hoặc tiếp địa); (4) Đặt rào chắn; treo biển báo, tín hiệu.

  1. (1)Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc; (2) Đặt rào chắn; treo biển báo, tín hiệu; (3) Kiểm tra không còn điện; (4) Đặt tiếp đất.

d.(1) Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc; (2) Đặt tiếp đất; (3) Kiểm tra không còn điện; (4) Đặt rào chắn; treo biển báo, tín hiệu.

  • Câu 49. Theo quy trình an toàn điện, thực hiện biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc phải cắt điện, trình tự nào sau đây đúng?
  1. Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc.
  2. Cử người giám sát an toàn
  3. Kiểm tra không còn điện.
  4. Đặt nối đất (tiếp đất hoặc tiếp địa);
  5. Treo biển báo, tín hiệu. Đặt rào chắn, căng dây (nếu cần thiết).
  6. 2-3-4-5 b. 2-5-3-4 c.1-3-4-5               d.1-5-3-4
  • Câu 50. Theo Quy trình An toàn điện, công việc nào phải cắt điện để thực hiện là đúng?
    1. Làm ở thiết bị đang mang điện và gần nơi có điện.
    2. Những phần có điện mà tại đó sẽ tiến hành công việc hoặc những phần có điện mà khi làm việc có thể vi phạm khoảng cách an toàn đến phần mang điện.
    3. Không quy định. Tùy vào thực tế công việc.
  • Câu 51. Theo Quy trình An toàn điện, quy định nguyên tắc khi cắt điện để làm công việc thì phần thiết bị tiến hành công việc phải được nhìn thấy rõ đã cách ly khỏi các phần có điện từ mọi phía bằng cách nào?
  1. Phải nhìn thấy được khoảng hở của thiết bị đóng cắt hoặc tạo khoảng hở như: kéo máy cắt hợp bộ ra vị trí thí nghiệm/sửa chữa; tháo cầu chì; tháo đầu cáp; tháo lèo dây dẫn.
  2. Đối với các thiết bị đóng cắt kiểu kín (không nhìn được khoảng hở) thì phải căn cứ hiển thị về cơ khí trạng thái tại chỗ của thiết bị đóng cắt và thông số điện áp (nếu có).
  3. Cả a, b đúng
  4. Cả a, b sai
  • Câu 52. Theo Quy trình An toàn điện, để ngăn chặn các nguồn điện khác có thể xông tới nơi làm việc cần phải làm gì?
  1. Phải cách ly được những nguồn điện cao, hạ áp qua các máy biến áp lực, máy biến áp đo lường, các nguồn điện khác cấp điện ngược trở lại gây nguy hiểm cho người làm việc.
  2. Đối với những máy phát điện diesel hoặc những nguồn điện bằng nguồn năng lượng sơ cấp khác khi hoạt động phải tách khỏi lưới điện, vận hành độc lập (kể cả phần trung tính) với phần lưới điện, thiết bị điện đang có người làm việc.
  3. Cả a, b.
  • Câu 53. Theo Quy trình An toàn điện, cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc phải thực hiện như thế nào?
  1. Các thiết bị đóng cắt của ĐD, thiết bị điện có bố trí công tác cắt điện phải được khóa (lock) hoặc kéo ra khỏi vị trí vận hành để tránh thao tác nhầm, phải treo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” tại chỗ thiết bị đóng cắt.
  2. Khóa chọn chế độ điều khiển từ xa/tại chỗ (Remote/Local) của thiết bị đóng cắt phải được chuyển về vị trí tại chỗ (Local) trong thời gian có người công tác trên thiết bị đóng cắt này hoặc ĐD, thiết bị điện liên quan.
  3. Cử người cảnh giới nếu không thực hiện được biện pháp khóa thiết bị đóng cắt.
  4. Cả a, b, c.
  • Câu 54. Theo Quy trình An toàn điện, quy định khi cắt điện từng phần để làm việc nào sau đây là đúng?
  1. Cắt điện từng phần để làm việc phải giao cho Nhân viên vận hành nắm vững sơ đồ và vị trí thực tế của thiết bị điện để ngăn ngừa khả năng nhầm lẫn, gây nguy hiểm cho Đơn vị công tác.
  2. Cắt điện từng phần để làm việc phải giao cho Nhân viên vận hành nắm vững sơ đồ và vị trí thực tế của thiết bị điện. Trừ trường hợp người của đơn vị công tác đã được huấn luyện, kiểm tra công nhận chức danh vận hành và được phép của đơn vị quản lý vận hành.
  3. Cả a, b đều sai

 

  • Câu 55. Theo Quy trình An toàn điện, quy định việc cắt điện nào sau đây là đúng?
    1. Cắt điện do Nhân viên vận hành đảm nhiệm. Cấm uỷ nhiệm việc thao tác cắt điện cho người của Đơn vị công tác, kể cả trường hợp người thực hiện thao tác đã được huấn luyện, kiểm tra công nhận chức danh vận hành và được phép của Đơn vị QLVH.
    2. Cắt điện do Nhân viên vận hành đảm nhiệm. Cấm uỷ nhiệm việc thao tác cắt điện cho người của Đơn vị công tác, trừ trường hợp người thực hiện thao tác đã được huấn luyện, kiểm tra công nhận chức danh vận hành và được phép của Đơn vị QLVH.
    3. Cả a, b đều sai

 

  • Câu 56. Theo Quy trình An toàn điện, quy định kiểm tra xác định không còn điện thực hiện như thế nào?
  1. Kiểm tra không còn điện bằng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với điện áp danh định của thiết bị cần thử như bút thử điện, còi thử điện; phải thử ở tất cả các pha và các phía của thiết bị điện.
  2. Không được căn cứ tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác nhận thiết bị điện không còn điện, nhưng nếu đèn, rơ le, đồng hồ báo tín hiệu có điện thì phải xem như thiết bị điện vẫn có điện.
  3. Phải kiểm tra thiết bị thử điện ở nơi có điện trước, sau đó mới thử ở nơi không còn điện. Nếu ở nơi làm việc không có điện để thử thì được thử ở nơi khác trước lúc thử ở nơi làm việc và phải bảo quản tốt thiết bị thử điện khi chuyên chở.
  4. Cả a, b, c
  • Câu 57. Theo Quy trình An toàn điện, quy định về kiểm tra không còn điện đối với thiết bị điện tại nhà máy điện, trạm điện, GIS, tủ hợp bộ hoặc thiết bị kiểu kín như thế nào?
    1. Cho phép kiểm tra không còn điện thông qua chỉ thị tại chỗ thiết bị đóng cắt (3 pha, tất cả các phía) và thông số điện áp (nếu có)
    2. Không cho phép căn cứ vào tín hiệu , đèn, đồng hồ, rơ le...
    3. Dùng sào gõ nhẹ vào đường dây, thanh cái...
  1. Cả 03 đáp án đều sai
  • Câu 58. Theo Quy trình An toàn điện thì sau khi cắt điện xong, cần kiểm tra không còn điện bằng cách nào?
  1. Dùng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với điện áp danh định của thiết bị cần thử như bút thử điện, còi thử điện; phải thử ở tất cả các pha và các phía của thiết bị điện.
  2. Căn cứ vào tín hiệu, đèn, đồng hồ, rơ le hoặc dùng sào gõ nhẹ vào đường dây, thanh cái để kiểm tra không còn điện.
  3. Cả a và b đều sai.
  • Câu 59. Theo Quy trình An toàn điện, thì quy định tiếp đất nơi làm việc nào sau đây không đúng?
  1. Thử hết điện ngay sau khi nối đất
  2. Nối đất ở tất cả các pha của thiết bị điện, phụ tải hoặc các nguồn điện khác về phía có khả năng dẫn điện đến.
  3. Đảm bảo khoảng cách an toàn đối với phần còn mang điện.
  4. Đảm bảo cho toàn bộ nhân viên đơn vị công tác nằm trọn trong vùng bảo vệ của nối đất.
  • Câu 60. Theo quy trình an toàn điện, việc tổ chức thực hiện nối đất tại tất cả các đầu có nguồn điện đến để tạo vùng làm việc an toàn thuộc trách nhiệm của ai?
    1. Đơn vị quản lý vận hành
    2. Đội Công tác
    3. Cả a và b

 

  • Câu 61. Theo quy trình an toàn điện, quy định nào sau đây đúng trong trường hợp nối đất khi làm việc ở trạm biến áp phân phối hoặc tủ phân phối?
  1. Khi làm việc trong ngăn tủ phân phối, phải nối đất ở thanh cái và xuất tuyến của ngăn này trước khi thực hiện công việc. Không cho phép làm việc trong ngăn tủ phân phối khi hàm tĩnh trên hoặc dưới ngăn tủ này chưa được nối đất.
  2. Khi làm việc trong ngăn tủ phân phối, phải nối đất ở thanh cái và xuất tuyến của ngăn này trước khi thực hiện công việc. Không cho phép làm việc trong ngăn tủ phân phối khi hàm tĩnh trên ngăn tủ này chưa được nối đất.
  3. Khi làm việc trong ngăn tủ phân phối, phải nối đất ở thanh cái và xuất tuyến của ngăn này trước khi thực hiện công việc. Không cho phép làm việc trong ngăn tủ phân phối khi hàm tĩnh dưới ngăn tủ này chưa được nối đất.
  4. Khi làm việc trong ngăn tủ phân phối, phải nối đất ở thanh cái và xuất tuyến của ngăn này trước khi thực hiện công việc. Cho phép làm việc trong ngăn tủ phân phối khi hàm tĩnh trên hoặc dưới ngăn tủ này không nối đất nhưng phải lưu ý trước khi làm việc.
  • Câu 62. Theo quy trình an toàn điện, quy định nào sau không đúng trong trường hợp nối đất khi làm việc ở trạm biến áp phân phối hoặc tủ phân phối?
    1. Khi làm việc trên thiết bị điện, phải cách ly thiết bị này ra khỏi lưới điện và nối đất tất cả các phía có thể có nguồn điện đến.
    2. Khi làm việc trong ngăn tủ phân phối, phải nối đất ở thanh cái và xuất tuyến của ngăn này trước khi thực hiện công việc. Không cho phép làm việc trong ngăn tủ phân phối khi hàm tĩnh trên hoặc dưới ngăn tủ này chưa được nối đất.
    3. Khi sửa chữa, vệ sinh thanh cái, sửa phân đoạn nào thì phải đặt nối đất (cố định hoặc di động) trên phân đoạn đó. Nếu sửa toàn bộ các phân đoạn thì mỗi phân đoạn phải có một bộ nối đất.
    4. Cả a, b, c đều sai
  • Câu 63. Theo Quy trình An toàn điện, quy định nối đất khi làm công việc tại thanh cái như thế nào?
  1. Khi sửa chữa, vệ sinh thanh cái, sửa phân đoạn nào thì phải đặt nối đất (cố định hoặc di động) trên phân đoạn đó. Nếu sửa toàn bộ các phân đoạn thì mỗi phân đoạn phải có một bộ nối đất.
  2. Khi sửa chữa, vệ sinh thanh cái, sửa phân đoạn nào thì phải đặt nối đất (cố định hoặc di động) trên phân đoạn đó và phải tiếp đất ở thanh cái và mạch đấu liền kề.
  3. Cả a, b đều sai.
  • Câu 64. Theo Quy trình An toàn điện, quy định nối đất khi làm việc trên ĐD hạ áp thực hiện như thế nào là đúng?
    1. Nối đất ĐD tại các pha đầu nguồn (aptomat tổng). Trường hợp thay dây, nối dây hoặc tháo rời dây dẫn phải nối đất theo nguyên tắc mọi đoạn ĐD tách rời phải có ít nhất một điểm nối đất các pha để phòng ngừa đối các nguồn điện khác có thể xông ngược tới khu vực làm việc (nguồn điện từ mạch khác, nguồn điện từ khách hàng).
    2. Cho phép làm nối đất di động bằng cách chập cả 3 pha với dây trung tính và nối với đất.
    3. Đối với cáp vặn xoắn hoặc dây bọc hạ áp, vị trí thực hiện nối đất tại điểm hở như hộp aptomat đầu nguồn, hộp phân dây, ghíp nối, đầu chờ nối đất.
    4. Cả a, b, c

 

  • Câu 65. Theo Quy trình An toàn điện thì khi thực hiện công việc có tháo rời dây dẫn, việc đặt tiếp đất di động chống cảm ứng được thực hiện như thế nào?
  1. Phải tiếp đất phía nguồn đến chỗ định tháo rời trước khi tháo.
  2. Phải quấn gọn dây dẫn về hai phía khi tháo lèo (dây dẫn).
  3. Phải tiếp đất ở hai phía chỗ định tháo rời trước khi tháo.
  • Câu 66. Theo Quy trình An toàn điện, thực hiện nối đất trên đường dây hạ áp thực hiện như thế nào?
    1. Khi thay dây, nối dây hoặc tháo rời dây dẫn phải nối đất theo nguyên tắc mọi đoạn đường dây tách rời phải có ít nhất một điểm nối đất các pha để phòng ngừa đối các nguồn điện khác có thể xông ngược tới khu vực làm việc (nguồn điện từ mạnh khác, nguồn điện từ khách hàng).
    2. Cho phép làm nối đất di động bằng cách chập cả 3 pha với dây trung tính và nối với đất.
    3. Nối đất ĐD tại các pha đầu nguồn (aptomat tổng)
    4. Cả a, b, c.
  • Câu 67. Theo Quy trình An toàn điện đối với cấp điện áp nào cho phép làm việc sau khi cắt điện không cần thực hiện việc đặt nối đất khi đã thỏa mãn các điều kiện về cách ly, quan sát và cảm ứng?
  1. Với điện áp từ 66 kV trở xuống.
  2. Với điện áp từ 35 kV trở xuống.
  3. Với điện áp từ 15 kV trở xuống.
  4. Với điện áp từ 22 kV trở xuống.

 

  • Câu 68. Theo Quy trình An toàn điện, cho phép làm việc sau khi cắt điện không cần thực hiện việc đặt nối đất phải thỏa mãn đồng thời các yêu cầu nào sau đây?
  1. Thiết bị có cấu trúc gọn, quan sát toàn bộ dễ dàng; Có thể cách ly hoàn toàn khỏi hệ thống điện mà đứng tại chỗ nhìn thấy rõ, chắc chắn không có khả năng đóng nhầm điện; Cho phép không cần nối đất di động được ghi rõ trong PCT/LCT.
  2. Thiết bị có cấu trúc gọn, quan sát toàn bộ dễ dàng; Có thể cách ly hoàn toàn khỏi hệ thống điện mà đứng tại chỗ nhìn thấy rõ, chắc chắn không có hiện tượng mưa giông; Cho phép không cần nối đất di động được ghi rõ trong PCT/LCT.
  3. Thiết bị có cấu trúc gọn, quan sát toàn bộ dễ dàng; Có thể cách ly hoàn toàn khỏi hệ thống điện mà đứng tại chỗ nhìn thấy rõ, chắc chắn không có hiện tượng cảm ứng, rò điện; Cho phép không cần nối đất di động được ghi rõ trong PCT/LCT.
  4. Cả a, b, c đều sai
  • Câu 69. Theo Quy trình An toàn điện, khi làm việc trên thanh cái, thiết bị điện tại nhà máy, trạm điện đã được cách ly hoàn toàn, đã khóa thiết bị đóng cắt liên quan để tránh thao tác nhầm và được tiếp địa cố định có cần phải đặt tiếp địa di động không?
  1. Phải đặt tiếp địa di động
  2. Không cần tiếp địa di động
  3. Không quy định
  • Câu 70. Theo Quy trình An toàn điện, yêu cầu tạo vùng làm việc an toàn khi làm việc gần nơi có điện được quy định như thế nào?
  1. Không được ảnh hưởng đến vận hành của các phần có điện gần vùng làm việc an toàn.
  2. Không cản trở hoặc gây khó khăn cho Đơn vị công tác trong việc thoát nạn khi xảy ra tai nạn, sự cố.
  3. Cả a, b.

 

  • Câu 71. Theo Quy trình An toàn điện, yêu cầu việc tiếp nhận và làm việc trong vùng làm việc an toàn được quy định như thế nào?
  1. Người chỉ huy trực tiếp và Người cho phép phải kiểm tra vùng làm việc an toàn khi tiếp nhận.
  2. Trong quá trình làm việc Đơn vị công tác không được vượt qua ranh giới vùng làm việc an toàn do Đơn vị QLVH lập và bàn giao cho Đơn vị công tác. Dịch chuyển, dỡ bỏ rào chắn, biển báo, tín hiệu xác định vùng làm việc an toàn và các biện pháp an toàn do Đơn vị QLVH lập
  3. Cả a, b.

 

  • Câu 72. Theo Quy trình An toàn điện, việc đặt các tín hiệu cảnh báo an toàn tại những vùng nguy hiểm trong quá trình thực hiện công việc để đảm bảo an toàn cho Nhân viên đơn vị công tác và cộng đồng đo đơn vị nào thực hiện?
  1. Đơn vị QLVH
  2. Đơn vị công tác
  3. Không quy định.

 

  • Câu 73. Theo Quy trình An toàn điện thì khoảng cách an toàn đối với lưới điện hạ áp là?
  1. Khoảng cách là 0,3 m đối với thiết bị không bọc cách điện hoặc điểm hở.
  2. Khoảng cách là 0,5 m đối với thiết bị không bọc cách điện hoặc điểm hở
  3. Khoảng cách là 0,4 m đối với thiết bị không bọc cách điện hoặc điểm hở
  4. Khoảng cách là 0,2 m đối với thiết bị không bọc cách điện hoặc điểm hở

 

  • Câu 74. Theo Quy trình An toàn điện thì điều nào sau đây không đúng trong quy định cho phép thao tác xa dao tiếp địa?
  1. Mạch khoá liên động của dao tiếp địa (mạch logic giữa dao tiếp địa với dao cách ly và điện áp) đã được thí nghiệm, nghiệm thu và đưa vào vận hành.
  2. Phải xác định được ĐD hoặc thiết bị điện đã mất điện căn cứ thông số điện áp hoặc xác nhận của Nhân viên vận hành có mặt tại trạm điện, nhà máy điện.
  3. Phải xác định được trạng thái tại chỗ máy cắt, dao cách ly liên quan đã mở hoàn toàn và thử hết điện tại chỗ bằng bút thử điện phù hợp với điện áp
  4. Phải xác định được trạng thái tại chỗ máy cắt, dao cách ly liên quan đã mở hoàn toàn thông qua xác nhận của Nhân viên vận hành tại nơi đặt thiết bị đóng cắt hoặc camera giám sát vận hành.
  • Câu 75. Theo Quy trình An toàn điện, điều kiện khi làm việc có điện được quy định như thế nào?
    1. Danh mục những công việc làm việc có điện phải được Cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    2. Những người làm việc với công việc có điện phải được đào tạo, huấn luyện phù hợp với thiết bị, quy trình, công nghệ được trang bị.
    3. Phương án thi công và biện pháp an toàn phải được phê duyệt trước khi thực hiện và có các quy trình thực hiện công việc theo công nghệ áp dụng.
    4. Cả a, b, c

 

  • Câu 76. Theo Quy trình An toàn điện, điều kiện đảm bảo an toàn khi làm việc có điện được quy định như thế nào?
    1. Khi làm việc với phần có điện, phải sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện bảo vệ thích hợp.
    2. Kiểm tra các kết cấu kim loại tại nơi làm việc có khả năng tiếp xúc phải đảm bảo không có điện, đồng thời phải xác định phần có điện gần nhất.
    3. Khi làm việc trên hoặc gần phần có điện cao áp, không được mang theo đồ trang sức hoặc vật dụng cá nhân bằng kim loại.
    4. Cả a, b, c
  • Câu 77. Theo Quy trình An toàn điện, quy định khi làm việc đẳng thế nào sau đây không đúng?
    1. Khi đứng trên các trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn, cấm chạm vào đầu sứ hoặc các chi tiết khác có điện áp khác với điện áp của dây dẫn.
    2. Khi đang ở trên trang bị cách điện đã đẳng thế với dây dẫn, cấm chạm vào nhau hoặc trao cho nhau bất cứ vật gì có thể làm mất đẳng thế.
    3. Cho phép di chuyển trên các trang bị cách điện sau khi người đó đã đẳng thế với dây dẫn.
  • Câu 78. Biện pháp tổ chức để đảm bảo an toàn khi làm việc ở thiết bị điện bao gồm các nội dung nào sau đây?
  1. (1). Khảo sát, lập biên bản hiện trường, lập phương án thi công và biện pháp an toàn; (2). Đăng ký công tác; (3). Làm việc theo PCT/LCT; (4). Cho phép làm việc tại hiện trường; (5). Giám sát an toàn trong thời gian làm việc; (6). Những biện pháp tổ chức khác: Nghỉ giải lao; di chuyển địa điểm (nơi) làm việc...).
  2. (1). Khảo sát, lập biên bản hiện trường, lập phương án thi công và biện pháp an toàn; (2). Làm việc theo PCT/LCT; (3). Cho phép làm việc tại hiện trường; (4). Giám sát an toàn trong thời gian làm việc; (5). Những biện pháp tổ chức khác: Nghỉ giải lao; di chuyển địa điểm (nơi) làm việc...)
  3. (1). Khảo sát, lập biên bản hiện trường, lập phương án thi công và biện pháp an toàn (nếu cần thiết); (2). Đăng ký công tác; (3). Làm việc theo PCT/LCT; (4). Giám sát an toàn trong thời gian làm việc; (5). Những biện pháp tổ chức khác: Nghỉ giải lao; di chuyển địa điểm (nơi) làm việc...)
  • Câu 79. Theo quy định, đơn vị nào phải chủ trì việc khảo sát, lập biên bản hiện trường, lập phương án thi công và biện pháp an toàn .
  1. Đơn vị công tác
  2. Đơn vị quản lý vận hành
  3. Không quy định
  • Câu 80. Theo quy trình an toàn điện, Phiếu công tác là gì?
  1. Là giấy đăng ký nội dung công việc của đơn vị công tác
  2. Là giấy đăng ký các biện pháp an toàn để làm việc của đơn vị công tác
  3. Là giấy cho phép đơn vị công tác làm việc với đường dây, thiết bị điện.
  • Câu 81. Theo quy trình an toàn điện, thời gian hiệu lực tối đa của phiếu công tác là bao nhiêu?
  1. 30 ngày
  2. 40 ngày
  3. 45 ngày
  4. 60 ngày
  • Câu 82. Theo quy trình an toàn điện, nếu thời gian công tác thực tế ngoài khoảng thời gian ghi trên phiếu thì?
  1. Cấp PCT mới
  2. Không cần cấp PCT mới mà chỉ cần gia hạn thêm thời gian.
  3. Không quy định.
  • Câu 83. Theo quy trình an toàn điện, Khi cấp phiếu công tác, quy định nào sau đây là đúng
  1. Theo đúng mẫu, nội dung ghi dễ hiểu, đủ và đúng theo yêu cầu công việc; cấm tẩy xóa, viết bằng bút chì, rách nát, nhòe chữ.
  2. PCT lập thành 02 bản, do người cấp phiếu trực tiếp ký và giao cho người chỉ huy trực tiếp mang đến hiện trường để làm thủ tục cho phép làm việc.
  3. Trường hợp người cho phép kiêm người chỉ huy trực tiếp thì được phép lập, sử dụng 01 bản và phải tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục, nội dung công việc của các chức danh này.
  • Câu 84. Theo quy trình an toàn điện, khi tổ chức làm công việc trên thiết bị điện, phiếu công tác được cấp theo nguyên tắc nào?
  1. Mỗi đơn vị công tác có thể được cấp nhiều phiếu công tác để thực hiện công việc.
  2. Nhiều đơn vị công tác làm trên một hệ thống lưới điện có thể được cấp một phiếu công tác
  3. Mỗi đơn vị công tác chỉ được cấp một phiếu công tác cho một công việc. Trường hợp làm việc ở nhiều vị trí trong phạm vi được phép làm việc, thì những vị trí cùng làm việc theo 01 PCT này phải được thực hiện biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc và được Người cho phép chỉ dẫn cho Người chỉ huy trực tiếp các vị trí sẽ tiến hành công việc trước khi Đơn vị công tác bắt đầu tiến hành công việc tại vị trí đầu tiên.
  • Câu 85. Theo quy trình an toàn điện, việc mở rộng phạm vi làm việc theo PCT cần phải?
  1. Thông báo cho Người cho phép trước khi thực hiện công việc.
  2. Thông báo và được sự đồng ý của Người cho phép và người lãnh đạo trước khi thực hiện công việc.
  3. Phải cấp PCT mới.
  4. Cả a, b, c đều sai.
  • Câu 86. Theo quy trình an toàn điện, việc thay đổi nội dung công tác theo PCT cần phải?
  1. Thông báo cho Người cho phép trước khi thực hiện công việc.
  2. Thông báo và được sự đồng ý của Người cho phép và người lãnh đạo trước khi thực hiện công việc.
  3. Phải cấp PCT mới.
  4. Cả a, b, c đều sai.
  • Câu 87. Theo quy trình an toàn điện, PCT phải lưu giữ bao lâu kể cả những phiếu đã cấp nhưng không thực hiện?
  1. 1 tháng
  2. 2 tháng
  3. 3 tháng
  4. 4 tháng
  • Câu 88. Theo quy trình an toàn điện, Đối với công việc để xảy ra sự cố hoặc tai nạn thì các PCT được lưu trong bao lâu?
  1. 3 tháng
  2. 6 tháng
  3. 12 tháng.
  4. Lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị
  • Câu 89. Theo quy trình an toàn điện, việc thay đổi nội dung công tác theo LCT cần phải?
  1. Thông báo cho Người cho phép trước khi thực hiện công việc.
  2. Thông báo và được sự đồng ý của Người cho phép và người lãnh đạo trước khi thực hiện công việc.
  3. Phải cấp LCT mới.
  4. Cả a, b, c đều sai.
  • Câu 90. Theo quy trình an toàn điện, việc mở rộng phạm vi làm việc theo LCT cần phải?
  1. Thông báo cho Người cho phép trước khi thực hiện công việc.
  2. Thông báo và được sự đồng ý của Người cho phép và người lãnh đạo trước khi thực hiện công việc.
  3. Phải cấp LCT mới.
  4. Cả a, b, c đều sai.
  • Câu 91. Theo quy trình an toàn điện, LCT phải lưu giữ bao lâu kể cả những phiếu đã cấp nhưng không thực hiện?
  1. 1 tháng
  2. 2 tháng
  3. 3 tháng
  4. 4 tháng
  • Câu 92. Theo quy trình an toàn điện, Đối với công việc để xảy ra sự cố hoặc tai nạn thì các LCT được lưu trong bao lâu?
  1. 3 tháng
  2. 6 tháng
  3. 12 tháng.
  4. Lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị
  • Câu 93. Theo quy trình an toàn điện, Công việc thực hiện theo PCT gồm?
  1. Công việc có mức độ rủi ro từ cấp 1 trở lên theo Quy định công tác an toàn trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
  2. Công việc có mức độ rủi ro từ cấp 2 trở lên theo Quy định công tác an toàn trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
  3. Công việc có mức độ rủi ro từ cấp 3 trở lên theo Quy định công tác an toàn trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
  • Câu 94. Theo quy trình an toàn điện, khi làm việc với ĐD/thiết bị điện hạ áp: đại tu, sửa chữa lớn; thay, kéo dây đường trục; thay, chuyển cột điện, chuyển điểm đấu nối mà chưa được đánh giá rủi ro thì thực hiện theo?
  1. Phiếu công tác
  2. Lệnh công tác
  3. Do đơn vị QLVH quyết định
  • Câu 95. Theo quy trình an toàn điện, công việc nào sau đây không thực hiện theo LCT?
  1. Công việc có mức độ rủi ro cấp 1 theo Quy định công tác an toàn trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
  2. Công việc có mức độ rủi ro cấp 2 theo Quy định công tác an toàn trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
  3. Công việc không cần phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuẩn bị vị trí làm việc hoặc làm việc ở xa nơi có điện.

 

  • Câu 96. Theo quy trình an toàn điện, có tối đa bao nhiêu chức danh trong PCT?
  1. 4 chức danh.
  2. 5 chức danh.
  3. 6 chức danh.
  4. 7 chức danh.
  • Câu 97. Theo quy trình an toàn điện, cho phép kiêm nhiệm các chức danh nào khi thực hiện PCT?
  1. Người cấp phiếu kiêm Người chỉ huy trực tiếp nếu Đơn vị QLVH và Đơn vị công tác là một đơn vị.
  2. Người cấp phiếu kiêm Người giám sát ATĐ, Người lãnh đạo công việc.
  3. Người cấp phiếu kiêm Người cho phép. Trường hợp này không cho phép Người cấp phiếu kiêm Người chỉ huy trực tiếp.
  4. Cả a, b, c.

 

  • Câu 98. Theo Quy trình An toàn điện, việc cấp PCT khi làm việc được triển khai từ lúc viết phiếu như thế nào?
  1. PCT được lập thành 02 bản, do Người cấp phiếu trực tiếp ký và giao cho Người cho phép và Người CHTT mỗi người 1 bản mang đến hiện trường để làm thủ tục cho phép làm việc.
  2. PCT được lập thành 02 bản, do Người cấp phiếu trực tiếp ký và giao cho Người CHTT mang đến hiện trường để làm thủ tục cho phép làm việc.
  3. PCT được lập thành 02 bản, do Người cấp phiếu trực tiếp ký và giao cho Người GSATĐ mang đến hiện trường để làm thủ tục cho phép làm việc.
  4. PCT được lập thành 02 bản, do Người cấp phiếu trực tiếp ký và giao cho Người LĐCV mang đến hiện trường để làm thủ tục cho phép làm việc.
  • Câu 99. Theo Quy trình An toàn điện thì thủ tục nhận và bắt đầu triển khai PCT từ Người cấp phiếu là:
  1. Người CHTT nhận PCT từ Người cấp phiếu, kiểm tra BPAT và cùng Người cho phép làm thủ tục cho phép ĐVCT vào làm việc tại hiện trường.
  2. Nhân viên Trực vận hành nhận PCT từ Người cấp phiếu, kiểm tra BPAT và làm thủ tục cho phép ĐVCT vào làm việc tại hiện trường.
  3. Người cho phép nhận PCT từ Người cấp phiếu, kiểm tra và thực hiện (nếu được giao) các BPAT và làm thủ tục cho phép ĐVCT vào làm việc tại hiện trường.
  4. Người GSATĐ nhận PCT từ Người cấp phiếu, kiểm tra BPAT và cùng Người cho phép làm thủ tục cho phép ĐVCT vào làm việc tại hiện trường.
  • Câu 100. Theo Quy trình An toàn điện, việc tiếp nhận lại PCT và nơi làm việc (sau khi hoàn thành công việc) được thực hiện như thế nào?
  1. Do Người CHTT bàn giao cho Điều độ hoặc Nhân viên Trực vận hành (tùy theo phân cấp quyền điều khiển) sau khi ĐVCT làm xong công việc; người, dụng cụ, các BPAT đã rút hết.
  2. Người CHTT bàn giao nơi làm việc cho Người cho phép sau khi ĐVCT làm xong công việc; người, dụng cụ, các BPAT đã rút hết.
  3. Do Người CHTT bàn giao cho lãnh đạo ĐVQLCH sau khi ĐVCT làm xong công việc; người, dụng cụ, các BPAT đã rút hết.
  4. Do Người CHTT bàn giao cho Người LĐCV để người này kiểm tra và giao cho Người cho phép sau khi ĐVCT làm xong công việc; người, dụng cụ, các BPAT đã rút hết.
  • Câu 101. Theo Quy trình An toàn điện, quy định người cấp PCT đối với công tác có kế hoạch là:
  • Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng kỹ thuật, Kinh doanh; Đội trưởng, Đội phó, Tổ trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA. Trực ban vận hành (trong một số trường hợp).
  1. Giám đốc/Phó giám đốc, Trưởng/Phó đơn vị/đội/tổ, Quản đốc/Phó quản đốc phân xưởng vận hành hoặc người được giao nhiệm vụ.
  • Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng Tổng hợp, Kỹ thuật viên; Đội trưởng, Đội phó, Tổ trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA. Trực ban vận hành (trong một số trường hợp).
  1. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng Tổng hợp, Kỹ thuật viên; Đội trưởng, Đội phó, Tổ trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA.
  • Câu 102. Theo Quy trình An toàn điện quy định người cấp PCT đối với công tác ngoài kế hoạch là:
  1. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng kỹ thuật, Kinh doanh; Đội trưởng, Đội phó, Tổ trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA. Trực ban vận hành (trong một số trường hợp).
  2. Giám đốc/Phó giám đốc, Trưởng/Phó đơn vị/đội/tổ, Quản đốc/Phó quản đốc phân xưởng vận hành, Kỹ thuật viên hoặc người được giao nhiệm vụ, Trưởng ca/Trưởng kíp.
  • Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng Tổng hợp, Kỹ thuật viên; Đội trưởng, Đội phó, Tổ trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA. Trực ban vận hành (trong một số trường hợp).
  1. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng Tổng hợp, Kỹ thuật viên; Đội trưởng, Đội phó, Tổ trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA.
  • Câu 103. Theo Quy trình An toàn điện quy định người cấp PCT đối với công tác xử lý sự cố:
  1. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng kỹ thuật, Kinh doanh; Đội trưởng, Đội phó, Tổ trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA. Trực ban vận hành (trong một số trường hợp).
  2. Nhân viên vận hành ca trực có chức danh Trưởng ca/Trưởng kíp hoặc người được giao nhiệm vụ.
  • Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng Tổng hợp, Kỹ thuật viên; Đội trưởng, Đội phó, Tổ trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA. Trực ban vận hành (trong một số trường hợp).
  1. Giám đốc, PGĐKT; Trưởng (phó) phòng Tổng hợp, Kỹ thuật viên; Đội trưởng, Đội phó, Tổ trưởng, Tổ phó đội quản lý đường dây và TBA.
  • Câu 104. Theo Quy trình An toàn điện, trách nhiệm của người cấp PCT tại các thời điểm viết, giao và thu lại để kiểm tra như thế nào là đúng?
    1. Chuẩn bị PCT với đầy đủ các nội dung, biện pháp an toàn phải thực hiện phù hợp với đăng ký công tác, ký cấp PCT; Giao phiếu, chỉ dẫn những yêu cầu cụ thể và những yếu tố nguy hiểm để thực hiện công việc; Kiểm tra và ký hoàn thành PCT ngay sau khi nhận lại.
    2. Chuẩn bị PCT với đầy đủ các nội dung, biện pháp an toàn phải thực hiện phù hợp với đăng ký công tác, ký cấp PCT; Kiểm tra và ký hoàn thành PCT ngay sau khi nhận lại.
    3. Chuẩn bị và ký cấp PCT; Giao phiếu, chỉ dẫn những yêu cầu cụ thể và những yếu tố nguy hiểm để thực hiện công việc; Kiểm tra và ký hoàn thành PCT ngay sau khi nhận lại.
  • Câu 105. Theo Quy trình An toàn điện, việc cấp PCT khi làm việc được triển khai từ lúc viết phiếu như thế nào?
    1. PCT được lập thành 02 bản, do Người cấp phiếu trực tiếp ký và giao cho Người cho phép và Người CHTT mỗi người 1 bản mang đến hiện trường để làm thủ tục cho phép làm việc.
    2. PCT được lập thành 02 bản, do Người cấp phiếu trực tiếp ký và giao cho Người CHTT mang đến hiện trường để làm thủ tục cho phép làm việc.
    3. PCT được lập thành 02 bản, do Người cấp phiếu trực tiếp ký và giao cho Người GSATĐ mang đến hiện trường để làm thủ tục cho phép làm việc.
    4. PCT được lập thành 02 bản, do Người cấp phiếu trực tiếp ký và giao cho Người LĐCV mang đến hiện trường để làm thủ tục cho phép làm việc.
  • Câu 106. Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiệm phối hợp của Người CHTT là?
    1. Phối hợp với các cấp điều độ để cắt điện đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho Nhân viên ĐVCT. Phối hợp với Người cảnh giới để đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho cộng đồng.
    2. Phối hợp với người LĐCV, người cấp phiếu, NCP, người GSATĐ để đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho Nhân viên ĐVCT.
    3. Phối hợp với người cấp phiếu, NCP, người GSATĐ để đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho nhân viên ĐVCT. Phối hợp với người cảnh giới để đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho cộng đồng.
    4. Phối hợp với người cấp phiếu, NCP, người GSATĐ để đảm bảo công tác an toàn an toàn và gìn giữ an toàn cho cộng đồng.
  • Câu 107. Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiệm kiểm tra của Người CHTT là?
    1. Kiểm tra, tiếp nhận biện pháp an toàn do Người cho phép bàn giao và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn cần thiết khác; Chất lượng của các dụng cụ, trang bị an toàn sử dụng trong khi làm việc. Kiểm tra thời hạn thử nghiệm cho phép sử dụng của máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; Biện pháp an toàn trong khi làm việc và phổ biến cho tất cả Nhân viên đơn vị công tác biết.
    2. Kiểm tra, tiếp nhận biện pháp an toàn do Người cho phép bàn giao và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn cần thiết khác; Việc chấp hành các quy định về an toàn của Nhân viên đơn vị công tác; Chất lượng của các dụng cụ, trang bị an toàn sử dụng trong khi làm việc. Kiểm tra thời hạn thử nghiệm cho phép sử dụng của máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; Biện pháp an toàn trong khi làm việc và phổ biến cho tất cả Nhân viên đơn vị công tác biết; Kiểm tra sơ bộ sức khoẻ công nhân
    3. Kiểm tra, tiếp nhận biện pháp an toàn do Người cho phép bàn giao và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn cần thiết khác; Việc chấp hành các quy định về an toàn của Nhân viên đơn vị công tác; Chất lượng của các dụng cụ, trang bị an toàn sử dụng trong khi làm việc. Biện pháp an toàn trong khi làm việc và phổ biến cho tất cả Nhân viên đơn vị công tác biết.
  • Câu 108. Theo Quy trình An toàn điện thì trách nhiệm của Người CHTT đối với nhân viên ĐVCT trong việc chuẩn bị trước khi tiến hành công việc bao gồm những nội dung gì?
  1. Kiểm tra sơ bộ tình hình sức khỏe, thể trạng của Nhân viên đơn vị công tác. Khi xét thấy sẽ có khó khăn cho Nhân viên đơn vị công tác thực hiện công việc một cách bình thường thì không được để Nhân viên đơn vị công tác đó tham gia vào công việc.
  2. Kiểm tra các biện pháp an toàn trong khi làm việc và phổ biến cho tất cả Nhân viên đơn vị công tác biết.
  3. Kiểm tra phiếu thao tác và dụng cụ, trang bị an toàn phục vụ thao tác.
  4. Kiểm tra lại Phương án tổ chức thi công và biện pháp an toàn.
  • Câu 109. Theo quy định, người cho phép vào làm việc là người như thế nào?
  1. Là người có bậc 4 ATĐ trở lên được Đơn vị QLVH giao nhiệm vụ giao nhận hiện trường với Đơn vị công tác, bao gồm: Nhân viên vận hành ca trực có chức danh Trưởng ca/Trưởng kíp/Trực chính hoặc người được giao nhiệm vụ.
  2. Là người có bậc 3 ATĐ trở lên được Đơn vị QLVH giao nhiệm vụ giao nhận hiện trường với Đơn vị công tác, bao gồm: Nhân viên vận hành ca trực có chức danh Trưởng ca/Trưởng kíp/Trực chính hoặc người được giao nhiệm vụ.
  3. b. Là người có bậc 3 ATĐ trở lên được Đơn vị công tác giao nhiệm vụ giao nhận hiện trường.
  • Câu 110. Nội dung nào sau đây thuộc trách nhiệm của người cho phép vào làm việc?
  1. Kiểm tra (hoặc thực hiện nếu được người cấp phiếu giao) việc thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn tại hiện trường thuộc trách nhiệm của mình để chuẩn bị chỗ làm việc cho đơn vị công tác
  2. Kiểm tra tình trạng sức khoẻ, trang bị bảo vệ cá nhân của nhân viên đơn vị công tác.
  3. Giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác.
  4. Kiểm tra chất lượng của các dụng cụ, trang bị an toàn sử dụng trong khi làm việc.
  • Câu 111. Nội dung nào sau đây thuộc trách nhiệm của người cho phép vào làm việc?
  1. Kiểm tra tình trạng sức khoẻ, trang bị bảo vệ cá nhân của nhân viên đơn vị công tác.
  2. Chỉ dẫn cho Đơn vị công tác nơi làm việc, phạm vi được phép làm việc, những nơi (phần, thiết bị) có điện gần nơi làm việc; cảnh báo những nguy hiểm, rủi ro về an toàn cho Người chỉ huy trực tiếp và Người giám sát ATĐ (nếu có) để họ biết và phòng tránh.
  3. Giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác.
  4. Phải hợp tác chặt chẽ với các tổ chức liên quan và chỉ huy, kiểm tra đơn vị công tác để đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho cộng đồng.
  • Câu 112. Nội dung nào sau đây thuộc trách nhiệm của người cho phép vào làm việc?
  1. Kiểm tra tình trạng sức khoẻ, trang bị bảo vệ cá nhân của nhân viên đơn vị công tác.
  2. Kiểm tra danh sách và bậc an toàn điện của nhân viên đơn vị công tác và người giám sát an toàn điện (nếu có) có mặt tại nơi làm việc theo đúng với đăng ký của đơn vị làm công việc
  3. Thực hiện và ghi vào PCT khi công tác nghỉ qua ngày hoặc chuyển vị trí công tác.
  4. Phải hợp tác chặt chẽ với các tổ chức liên quan và chỉ huy, kiểm tra đơn vị công tác để đảm bảo công tác an toàn và gìn giữ an toàn cho cộng đồng.
  • Câu 113. Theo Quy trình An toàn điện thì những điều kiện quy định cho chức danh người CHTT trong PCT là?
    1. Phải là lãnh đạo đơn vị QLVH, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
    2. Phải thuộc các cấp chỉ huy điều độ vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
    3. Phải là nhân viên vận hành đang làm nhiệm vụ trong ca trực, có bậc ATĐ từ 4/5 trở lên và được công nhận chức danh này.
    4. Được Đơn vị công tác cử để thực hiện công việc, có bậc 4 ATĐ trở lên (không yêu cầu bậc ATĐ đối với công việc không có chuyên môn về điện).
  • Câu 114. Theo Quy trình An toàn điện, tại hiện trường phải có mặt những chức danh nào để thực hiện thủ tục cho phép làm việc?
  1. Người cấp PCT, Người CHTT và Người cho phép.
  2. Người cho phép, Người CHTT và Người GSATĐ (nếu có).
  3. Người cho phép, Người CHTT và Người LĐCV.
  • Câu 115. Theo Quy trình An toàn điện, trường hợp nào Người CHTT được giữ lại PCT khi nghỉ hết ngày làm việc?
  1. Không cho phép giữ lại PCT trong mọi trường hợp.
  2. Làm việc trên đường dây, nơi làm việc ở quá xa nơi trực vận hành và được sự thống nhất từ trước giữa ĐVLCV với ĐVQLVH.
  3. Làm việc trong TBA nhiều ngày liên tục.
  4. Làm việc trên máy phát hoặc máy bù đồng bộ nhiều ngày liên tục.

 

  • Câu 116. Theo Quy trình An toàn điện nội dung nào sau đây không thuộc trách nhiệm của người CHTT trong việc kiểm tra các biện pháp an toàn phù hợp với công việc?
    1. Kiểm tra, tiếp nhận biện pháp an toàn do người cho phép bàn giao và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn cần thiết khác; Kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn của nhân viên ĐVCT.
    2. Kiểm tra chất lượng của các dụng cụ, trang bị an toàn, thời hạn thử nghiệm cho phép sử dụng của máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
    3. Đặt, di chuyển, tháo dỡ các biển báo an toàn điện, rào chắn, nối đất di động trong khi làm việc và phổ biến cho tất cả nhân viên ĐVCT biết.
    4. Kiểm tra các PCT, PTT khác có liên quan đến công việc và vị trí làm việc của ĐVCT do mình làm CHTT.
  • Câu 117. Theo Quy trình An toàn điện thì sau khi nhận được 01 bản PCT đã có chữ ký của người cho phép, người CHTT được phép làm những công việc gì?
    1. Chỉ huy điều hành ĐVCT thực hiện các công việc trong phạm vi cho phép làm việc, bao gồm việc thực hiện các thủ tục, BPAT nơi làm việc thuộc trách nhiệm của ĐVQLVH.
    2. Chỉ huy điều hành ĐVCT thực hiện các công việc trong phạm vi cho phép làm việc, bao gồm việc thực hiện các thủ tục, BPAT nơi làm việc thuộc trách nhiệm của ĐVCT.
    3. Chỉ huy điều hành ĐVCT thực hiện các công việc trong phạm vi cho phép làm việc, bao gồm việc thực hiện các thủ tục, BPAT nơi làm việc thuộc trách nhiệm của người cho phép.
  • Câu 118. Theo Quy trình An toàn điện, quy định những công việc phải khảo sát hiện trường là?
  1. Những công việc có yếu tố nguy hiểm, có thể gây tai nạn cho người tham gia thực hiện công việc hoặc cho cộng đồng.
  2. Công việc được thực hiện theo kế hoạch và hiện trường công tác có yếu tố nguy hiểm về điện.
  3. Công việc được thực hiện theo kế hoạch và hiện trường công tác có yếu tố nguy hiểm về cơ học.
  4. Công việc được thực hiện theo kế hoạch và hiện trường công tác có yếu tố nguy hiểm, có thể gây tai nạn cho người tham gia thực hiện công việc hoặc cho cộng đồng.
  • Câu 119. Theo Quy trình An toàn điện, nếu xảy ra tai nạn hoặc sự cố, Người chỉ huy trực tiếp và Nhân viên đơn vị công tác phải ngừng ngay công việc và tuân thủ các nguyên tắc nào sau đây?
  1. Phải áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa các tai họa khác và không được đến gần thiết bị hư hỏng nếu có nguy hiểm.
  2. Phải sơ cấp cứu người bị nạn và liên hệ ngay với các cơ sở y tế gần nhất.
  3. Phải thông báo ngay cho các tổ chức có liên quan về trường hợp tai nạn.
  4. Cả a, b, c
  • Câu 120. Theo Quy trình An toàn điện, quy định các công việc thực hiện theo LCT bao gồm?
  1. Công việc có độ rủi ro cấp 1; Công việc chưa được đánh giá rủi ro như: Làm việc ở xa nơi có điện; Làm việc ở thiết bị, đường dây điện hạ áp trong một số trường hợp; Công việc không cần phải thực hiện các BPKT chuẩn bị vị trí làm việc.
  2. Làm việc ở gần nơi có điện; Xử lý sự cố thiết bị, đường dây; Làm việc ở thiết bị, đường dây điện hạ áp trong một số trường hợp; Công việc cần phải thực hiện các BPKT chuẩn bị vị trí làm việc.
  3. Làm việc ở xa nơi có điện; Thay thế thiết bị, đường dây; Làm việc ở thiết bị, đường dây điện hạ áp trong mọi trường hợp; Công việc không cần phải thực hiện các BPKT chuẩn bị vị trí làm việc.
  4. Làm việc ở xa nơi có điện; Xử lý sự cố thiết bị, đường dây; Làm việc ở thiết bị, đường dây điện hạ áp không cắt điện; Công việc cần phải thực hiện các BPKT chuẩn bị vị trí làm việc.
  • Câu 121. Theo Quy trình An toàn điện, quy định trách nhiệm của nhân viên ĐVCT khi đến nơi làm việc như thế nào?
  1. Sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm cần phòng tránh, có thể hỏi lại Người chỉ huy trực tiếp về những nội dung chưa rõ. Khi thấy các điều kiện đảm bảo an toàn để làm việc chưa đủ và đúng phải báo cáo ngay với Người chỉ huy trực tiếp để xem xét giải quyết.
  2. Sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm cần phòng tránh, ký vào PCT hoặc LCT và thực hiện nhiệm vụ được giao.
  3. Trước khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, nhân viên ĐVCT phải ghi họ tên và ký vào PCT hoặc LCT.
  4. Sau khi nghe người CHTT phân công nhiệm vụ đặt tiếp đất lưu động, chỉ dẫn các yếu tố nguy hiểm cần phòng tránh, ghi họ tên và ký vào PCT hoặc LCT sau đó tiếp tục thực hiện công việc được giao.
  • Câu 122. Theo Quy trình An toàn điện quy định trách nhiệm của nhân viên ĐVCT khi trong quá trình làm việc như thế nào?
  1. Sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm cần phòng tránh, Ghi họ tên và ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm việc.
  2. Phải chấp hành nghiêm nhiệm vụ được phân công, tuân thủ hướng dẫn của Nguời CHTT. Phải nhận biết được các yếu tố nguy hiểm, có trách nhiệm tự bảo vệ mình.
  3. Trước khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm cần phòng tránh, Ghi họ tên và ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm việc.
  4. Sau khi nghe người CHTT phân công nhiệm vụ đặt tiếp đất lưu động, chỉ dẫn các yếu tố nguy hiểm cần phòng tránh, Ghi họ tên và ký vào PCT hoặc LCT khi đến làm việc và rút khỏi nơi làm việc.
  • Câu 123. Theo Quy trình An toàn điện quy định về thủ tục an toàn khi nghỉ hết ngày làm việc và bắt đầu ngày tiếp theo như thế nào?
  1. Sau mỗi ngày làm việc, ĐVCT phải thu dọn nơi làm việc, các BPAT phải được giữ nguyên. Người CHTT phải giao lại (ký) PCT và những việc liên quan cho ĐVQLVH.
  2. Sau mỗi ngày làm việc, ĐVCT phải thu dọn nơi làm việc, các BPAT phải được giữ nguyên. Người CHTT giữ PCT để ngày hôm sau tiếp tục thực hiện.
  3. Sau mỗi ngày làm việc, ĐVCT phải thu dọn nơi làm việc, giải phóng các BPAT đã làm. Người CHTT phải giao lại (ký) PCT và những việc liên quan cho người cho phép.
  4. Sau mỗi ngày làm việc, ĐVCT phải thu dọn nơi làm việc, các BPAT phải được giữ nguyên. Người CHTT phải giao lại (ký) PCT giấy hoặc xác nhận điện tử và những việc liên quan cho người cho phép, đồng thời hai bên phải cùng ký hoặc ghi tên vào PCT.
  • Câu 124. Theo Quy trình An toàn điện, trường hợp làm việc trên đường dây hoặc nơi làm việc ở quá xa nơi trực vận hành thì khi nghỉ hết ngày làm việc thì thủ tục an toàn như thế nào?
  1. Cho phép người CHTT được giữ lại PCT, nhưng phải thông báo những việc đã làm để người cho phép (hoặc nhân viên vận hành) biết để ghi, ký vào PCT do mình giữ, ghi sổ nhật ký vận hành.
  2. Cho phép người CHTT được giữ lại PCT, nhưng phải thông báo lại cho nhân viên vận hành biết để ghi vào sổ nhật ký vận hành
  3. Không cho phép người CHTT được giữ lại PCT.
  • Câu 125. Theo Quy trình An toàn điện, việc thay đổi người (kể cả người CHTT) hoặc số lượng nhân viên ĐVCT được quy định như thế nào?
    1. Do những người có trách nhiệm của đơn vi làm công việc quyết định và đồng thời phải được người LĐCV, người cho phép đồng ý.
    2. Do những người có trách nhiệm của ĐVCT quyết định và Người chỉ huy trực tiếp phải xin ý kiến Người cho phép.
    3. Do những người có trách nhiệm của đơn vi làm công việc quyết định và đồng thời phải được người cấp PCT, người cho phép đồng ý.
    4. Do những người có trách nhiệm của đơn vi làm công việc quyết định và đồng thời phải được người GSATĐ, người cho phép đồng ý.
  • Câu 126. Theo Quy trình An toàn điện, khi làm xong công việc, điều nào không đúng khi người CHTT thực hiện những công việc sau?
  1. Cho ĐVCT thu dọn, vệ sinh nơi làm việc và kiểm tra, xem xét lại để hoàn thiện tất cả những việc có liên quan.
  2. Cho nhân viên ĐVCT rút khỏi nơi làm việc, chỉ để lại những người tháo nối đất, chỉ huy tháo nối đất, tháo gỡ những biện pháp an toàn do ĐVCT làm.
  3. Ghi và ký vào Mục 6.1 của PCT (cả bản PCT do người CHTT giữ và bản của người cho phép giữ), trao trả nơi làm việc và PCT cho người cho phép.
  4. Trong trường hợp đã tháo nối đất nhưng chưa ký khóa PCT mà còn có công việc dang dở, cho phép tiếp tục hoàn thiện công việc đó.
  • Câu 127. Theo Quy trình An toàn điện, quy định trách nhiệm của ĐVQLVH về việc cắt điện để làm việc như thế nào?
  1. Chủ động phối hợp với Đơn vị công tác, đơn vị điều độ triển khai thực hiện công việc theo đúng kế hoạch và quy định để đảm bảo an toàn cho Đơn vị công tác. Cử Nhân viên vận hành thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc.
  2. Chủ động phối hợp với đơn vị điều độ cắt điện theo đúng kế hoạch, đảm bảo thời gian làm việc; Cử nhân viên vận hành thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc.
  3. Chủ động phối hợp với ĐVQLVH khác cắt điện theo đúng kế hoạch, đảm bảo thời gian làm việc; Cử nhân viên vận hành thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc.
  • Câu 128. Theo Quy trình An toàn điện, quy định trách nhiệm của ĐVQLVH trong trường hợp ĐVQLVH là ĐVCT thì thực hiện như thế nào?
  1. Khảo sát chi tiết khi triển khai kế hoạch công việc; Phân định rõ trách nhiệm thực hiện của từng chức danh trong PCT và các bộ phận trong đơn vị.
  2. Lập phương án cụ thể, chi tiết khi triển khai kế hoạch công việc; Phân định rõ trách nhiệm thực hiện của ĐVCT và ĐVQLVH trong phương án.
  3. Lập phương án cụ thể, chi tiết khi triển khai kế hoạch công việc; Phân định rõ trách nhiệm thực hiện của từng chức danh trong PCT và các bộ phận trong đơn vị.
  4. Không phải lập phương án khi triển khai kế hoạch công việc; Phân định rõ trách nhiệm thực hiện của từng chức danh trong PCT và các bộ phận trong đơn vị.

 

  • Câu 129. Theo Quy trình An toàn điện, những biển nào có thể được sơn trực tiếp trên thiết bị, trên cột điện?
  1. Bin “CM TRÈO! ĐIỆN CAO ÁP NGUY HIM CHT NGƯI”, “CM LI GN! CÓ ĐIN NGUY HIM CHT NGƯI”, “NGUY HIỂM CÓ ĐIỆN”, “CHÚ Ý! PHÍA TRÊN CÓ ĐIỆN”
  2. Bin “CM TRÈO! ĐIỆN CAO ÁP NGUY HIM CHT NGƯI”, “CM VÀO! ĐIỆN CAO ÁP NGUY HIM CHT NGƯI”, “CM LI GN! CÓ ĐIN NGUY HIM CHT NGƯI”, “NGUY HIỂM CÓ ĐIỆN”.
  3. Bin “CM TRÈO! ĐIỆN CAO ÁP NGUY HIM CHT NGƯI”, “CM VÀO! ĐIỆN CAO ÁP NGUY HIM CHT NGƯI”, “CM LI GN! CÓ ĐIN NGUY HIM CHT NGƯI”, “NGUY HIỂM CÓ ĐIỆN”, “CHÚ Ý! PHÍA TRÊN CÓ ĐIỆN”
  • Câu 130. Việc đăng ký cắt điện công tác do đơn vị nào đăng ký với đơn vị điều độ có quyền điều khiển thiết bị?
  1. Đơn vị làm công việc.
  2. b. Đơn vị quản lý vận hành.
  3. Đơn vị công tác
  • Câu 131. Ai là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của bậc an toàn điện đối với từng loại công việc và những chức danh trong PCT, LCT theo quy định của Quy trình ATĐ được ghi trong Giấy đăng ký công tác?
  1. Cấp có thẩm quyền của Đơn vị công tác
  2. Người cho phép vào làm việc.
  3. Người giám sát an toàn điện (nếu có).
  4. Người lãnh đạo
  • Câu 132. Việc cấp PCT/LCT là trách nhiệm của đơn vị nào?
  1. Đơn vị làm công việc.
  2. Đơn vị quản lý vận hành.
  3. Đơn vị công tác
  4. Không quy định.
  • Câu 133. Việc lập, duyệt phương thức vận hành, lịch cắt điện công tác tuần (tháng), thông báo và gửi lịch cắt điện đã được duyệt cho các đơn vị quản lý vận hành có liên quan đến công việc thuộc trách nhiệm của đơn vị nào?
  1. Đơn vị Điều độ.
  2. Đơn vị quản lý vận hành
  3. Đơn vị làm công việc
  4. Không quy định.
  • Câu 134. Việc treo thẻ đánh dấu Đơn vị công tác trên sơ đồ vận hành của bộ phận trực tiếp vận hành thiết bị điện (nơi) tiến hành công việc thuộc trách nhiệm của đơn vị nào?
  1. Đơn vị Điều độ.
  2. Đơn vị làm công việc.
  3. Đơn vị quản lý vận hành
  4. Không quy định.
  • Câu 135. Sau khi cắt điện để công tác, đơn vị Điều độ có trách nhiệm khôi phục lại thiết bị khi nào?
  1. Đơn vị làm công việc đã kết thúc công tác và đề nghị khôi phục lại thiết bị.
  2. Đơn vị quản lý vận hành đã đã kết thúc công tác, thực hiện thủ tục giao nhận ĐD, thiết bị điện để đưa vào vận hành theo quy định..
  3. Lãnh đạo đơn vị quản lý vận hành yêu cầu.
  • Câu 136. Trong một ngày đêm nếu làm việc ở nhiều nơi có cường độ điện trường khác nhau thì thời gian tương đương không được vượt quá bao nhiêu giờ?
  • 4 giờ
  1. 6 giờ
  • 8 giờ
  1. 10 giờ
  • Câu 37. Theo quy trình an toàn điện, nếu đã làm việc trong khu vực có điện trường hết thời gian quy định, thì thời gian còn lại trong ngày đó chỉ được phép làm việc ở những nơi nào?
  1. Cho phép làm việc ở nơi có cường độ điện trường dưới 5 kV/m.
  2. Cho phép làm việc ở vị trị có cường độ điện trường thấp hơn.
  3. Không quy định.
  4. Không cho phép thực hiện công việc
  • Câu 38. Để phòng tránh nguy hiểm cảm ứng điện từ trường, việc sử dụng dây nối đất các bộ phận, kết cấu kim loại của thiết bị, phương tiện, dụng cụ dùng trong trạm điện (như thiết bị điện, bàn, tủ, bảng, bơm, quạt…) như thế nào là đúng?
  • Dây nối đất phải là dây đồng mềm có tiết diện không bé hơn 10 mm2.
  1. Dây nối đất phải là dây đồng mềm có tiết diện không bé hơn 16 mm2.
  • Dây nối đất phải là dây đồng mềm có tiết diện không bé hơn 20 mm2.
  • Câu 39. Câu 164: Theo Quy trình An toàn điện, khi làm việc ở những mạch đo lường, điều khiển, bảo vệ đang có điện phải áp dụng biện pháp an toàn nào?
  1. Tất cả các cuộn dây sơ cấp của máy biến dòng điện (TI) và máy biến điện áp (TU) phải có dây nối đất cố định; Cấm để hở mạch cuộn thứ cấp của TI và để ngắn mạch cuộn thứ cấp của TU.
  2. Tất cả các cuộn dây thứ cấp của máy biến dòng điện (TI) và máy biến điện áp (TU) phải có dây nối đất cố định; Cấm để hở mạch cuộn thứ cấp của TU và để ngắn mạch cuộn thứ cấp của TI.
  3. Tất cả các cuộn dây sơ và thứ cấp của máy biến dòng điện (TI) và máy biến điện áp (TU) phải có dây nối đất cố định; Cấm để hở mạch cuộn thứ cấp của TI và để ngắn mạch cuộn thứ cấp của TU.
  4. Tất cả các cuộn dây thứ cấp của máy biến dòng điện (TI) và máy biến điện áp (TU) phải có dây nối đất cố định; Cấm để hở mạch cuộn thứ cấp của TI và để ngắn mạch cuộn thứ cấp của TU.
  • Câu 40. Cho phép người có bậc an toàn tối thiểu là bao nhiêu nếu mở cửa lưới kiểm tra thiết bị đang vận hành tại trạm biến áp?
  1. Bậc 2 an toàn điện trở lên.
  2. Bậc 3 an toàn điện trở lên.
  3. Bậc 4 an toàn điện.
  4. Bậc 5 an toàn điện.
  • Câu 41. Khi công tác trong trạm trong điều kiện bình thường, quy định nào sau đây đúng?
  1. Cho phép làm việc trên thiết bị đã cắt điện nhưng chưa tiếp đất.
  2. Cho phép làm việc trên thiết bị đang vận hành bị mất điện hoặc thiết bị dự phòng đặt trong trạm.
  3. c. Cấm làm việc ở thiết bị đang vận hành bị mất điện, hoặc đã cắt điện nhưng chưa tiếp đất, hoặc thiết bị dự phòng đặt trong trạm có thể được khôi phục bất cứ lúc nào.
  4. Cả a, b, c.
  • Câu 42. Cho phép làm việc khi thiết bị cao áp vẫn có điện nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn đối với công việc nào sau đây?
  1. Lấy mẫu dầu máy biến áp (chú ý kiểm tra nối đất vỏ máy trước).
  2. Tiến hành lọc dầu ở những máy biến áp đang vận hành.
  3. Kiểm tra độ rung của thanh cái bằng sào thao tác.
  4. Cả a, b, c
  • Câu 43. Cho phép làm việc khi thiết bị cao áp vẫn có điện nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn đối với công việc nào sau đây?
  1. Đo dòng điện bằng ampe kìm; đo thử, kiểm tra đồng vị pha và đo góc lệch pha giữa 02 nguồn khác nhau bằng dụng cụ chuyên dùng.
  2. Tiến hành lọc dầu ở những máy biến áp đang vận hành.
  3. Giám sát dầu trực tuyến, giám sát phóng điện cục bộ, kiểm tra nhiệt độ mối nối, kiểm tra hệ thống đo đếm,…
  4. Cả a, b, c
  • Câu 44. Cho phép làm việc khi thiết bị cao áp vẫn có điện nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn đối với công việc nào sau đây?
  1. Vệ sinh cách điện từ 35 kV trở xuống bằng dụng cụ chuyên dùng đã được kiểm tra và thử nghiệm định kỳ theo đúng quy định hiện hành;
  2. Vệ sinh cách điện từ 66 kV trở xuống bằng dụng cụ chuyên dùng đã được kiểm tra và thử nghiệm định kỳ theo đúng quy định hiện hành;
  3. Vệ sinh cách điện từ 110 kV trở xuống bằng dụng cụ chuyên dùng đã được kiểm tra và thử nghiệm định kỳ theo đúng quy định hiện hành;
  • Câu 45. Cho phép làm việc khi thiết bị cao áp vẫn có điện nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn đối với công việc nào sau đây?
  1. Giám sát dầu trực tuyến, giám sát phóng điện cục bộ, kiểm tra nhiệt độ mối nối, kiểm tra hệ thống đo đếm,…
  2. Vệ sinh cách điện từ 66 kV trở xuống bằng dụng cụ chuyên dùng đã được kiểm tra và thử nghiệm định kỳ theo đúng quy định hiện hành;
  3. Thay sứ cách điện từ 35 kV trở xuống.
  4. Cả a, b, c.
  • Câu 46. Khi sử dụng kìm đo cường độ dòng điện, nội dung nào sau đây đúng và đủ theo quy định?
  1. Chỉ được dùng ampe kìm để đo dòng điện ở thiết bị điện cao áp từ 66 kV trở xuống. Phần cách điện khi sử dụng kìm đo ở thiết bị điện cao áp phải trong thời hạn thử nghiệm. Không sử dụng kìm đo nếu phần cách điện ở phía miệng kìm bị nứt, vỡ.
  2. Chỉ được dùng ampe kìm để đo dòng điện ở thiết bị điện cao áp từ 22 kV trở xuống. Phần cách điện khi sử dụng kìm đo ở thiết bị điện cao áp phải trong thời hạn thử nghiệm. Không sử dụng kìm đo nếu phần cách điện ở phía miệng kìm bị nứt, vỡ.
  3. Chỉ được dùng ampe kìm để đo dòng điện ở thiết bị điện cao áp từ 35 kV trở xuống. Phần cách điện khi sử dụng kìm đo ở thiết bị điện cao áp phải trong thời hạn thử nghiệm. Không sử dụng kìm đo nếu phần cách điện ở phía miệng kìm bị nứt, vỡ.
  • Câu 47. Theo Quy trình An toàn điện quy định về làm việc tại máy cắt hợp bộ như thế nào?
  1. Không cho phép vào làm việc trong khoang ngăn MC nếu vẫn có điện hàm trên hoặc hàm dưới.
  2. Phải đóng và khóa cánh cửa tủ ngăn MC đó sau khi kéo MC ra ngoài, treo biển “Cấm vào. Điện cao áp nguy hiểm chết người” cả phía trước và phía sau tủ máy cắt.
  3. Cả a, b
  • Câu 48. Theo Quy trình An toàn điện quy định về làm việc tại máy cắt như thế nào?
  1. Cấm sửa chữa ở máy cắt đang vận hành.
  2. Cho phép sửa chữa ở máy cắt đang vận hành và phải thực hiện theo PCT.
  3. Cho phép sửa chữa ở máy cắt đang vận hành theo biện pháp thi công được phê duyệt và thực hiện theo PCT.
  4. Cả a, b, c.
  • Câu 49. Theo Quy trình An toàn điện, thiết bị GIS (Gas Insulated System) là thiết bị gì?
    • Là thiết bị điện cách điện bằng khí SF6 áp lực cao, đặt trong buồng kim loại được nối đất.
  1. Là trạm biến áp thu gọn đặt trong buồng kim loại được cách điện với đất, cách điện cho các thiết bị chính của trạm bằng chất khí trơ.
  • Là trạm thu gọn đặt trong buồng kim loại được nối đất, cách điện cho các thiết bị chính của trạm bằng chất khí không cháy.
  1. Là trạm thu gọn đặt trong ống cách điện, cách điện cho các thiết bị chính của trạm bằng không khí.
  • Câu 50. Theo Quy trình An toàn điện, quy định về thao tác thết bị GIS trong trường hợp vận hành bình thường như thế nào?
    1. Mọi thao tác phải thực hiện bằng điều khiển từ xa thông qua giao diện người máy hoặc hệ thống giám sát điều khiển. Thao tác tại chỗ chỉ được phép thực hiện khi GIS không có điện.
    2. Mọi thao tác phải thực hiện bằng điều khiển tại chỗ khi GIS không có điện.
    3. Mọi thao tác phải thực hiện bằng điều khiển từ xa thông qua giao diện người máy hoặc hệ thống giám sát điều khiển.
    • Câu 1. Theo Quy trình An toàn điện, quy định BPAT khi làm việc với thiết bị GIS, nội dung nào không đúng (không phù hợp)?
    1. Phải kiểm tra áp lực khí SF6, tình trạng rò SF6 trong quá trình vận hành hoặc sửa chữa. Khi phát hiện rò rỉ phải có biện pháp ngăn chặn và xử lý.
    2. Khi cách ly thiết bị theo từng phân đoạn, tại mỗi điểm cách ly đều phải khóa và treo biển cảnh báo.
    3. Xác định GIS đã được cách ly không được thông qua chỉ thị tại chỗ 3 pha của thiết bị đóng cắt, thông số điện áp của thiết bị.
    • Câu 2. Theo Quy trình An toàn điện quy định về trang phục khi làm việc ở máy phát điện và máy bù đồng bộ như thế nào?
      1. Người làm việc phải mặc gọn gàng, nữ giới phải đội mũ, tóc cuốn gọn
      2. Người làm việc phải mặc gọn gàng, đi ủng cách điện.
      3. Người làm việc phải mặc gọn gàng, mang găng tay cách điện, nữ giới phải đội mũ, tóc cuốn gọn.
    • Câu 3. Theo Quy trình An toàn điện khi làm việc ở máy phát điện và máy bù đồng bộ cần kiểm tra nơi làm việc như thế nào?
      1. Phải kiểm tra nhiệt độ nơi làm việc và các thiết bị phụ theo đúng quy trình. Xung quanh máy phát hoặc máy bù không để quần, áo và bất cứ loại vật liệu nào có thể cuốn vào máy.
      2. Phải kiểm tra độ ồn nơi làm việc và các thiết bị phụ theo đúng quy trình. Xung quanh máy phát hoặc máy bù không được để bất cứ loại vật liệu nào.
      3. Phải kiểm tra ánh sáng nơi làm việc và các thiết bị phụ theo đúng quy trình. Xung quanh máy phát hoặc máy bù không để quần, áo và bất cứ loại vật liệu nào có thể cuốn vào máy.
      4. Phải kiểm tra sơ đồ nối điện các thiết bị phụ theo đúng quy trình. Xung quanh máy phát hoặc máy bù không để quần, áo và bất cứ loại vật liệu nào có thể cuốn vào máy.
    • Câu 4. Theo Quy trình An toàn điện khi kiểm tra chổi than khi máy đang chạy phải thực hiện như thế nào?
      1. Mang găng cách điện và đi ủng cách điện. Cấm dùng tay tiếp xúc đồng thời với hai cực tính khác nhau của máy.
      2. Đi ủng cách cách điện. Cấm dùng tay tiếp xúc đồng thời với hai cực tính khác nhau của máy.
      3. Phải dùng sào cách điện để thực hiện công việc. Cấm dùng tay tiếp xúc đồng thời với hai cực tính khác nhau của máy.
      4. Mang găng cách điện và cài chặt vào cổ tay. Cấm dùng tay tiếp xúc đồng thời với hai cực tính khác nhau của máy.
    • Câu 5. Theo Quy trình An toàn điện, nếu máy phát, máy bù có điểm trung tính nối với điểm trung tính của máy phát, máy bù khác (hoặc của hệ thống) thì khi sửa chữa ở mạch Stator phải thực hiện như thế nào?
      1. Phải tách điểm trung tính ra khỏi hệ thống, làm việc này phải đeo găng tay cách điện cao áp.
      2. Phải tách điểm trung tính ra khỏi hệ thống, làm việc này phải đeo găng tay cách điện hạ áp.
      3. Không cần tách điểm trung tính ra khỏi hệ thống nhưng khi làm việc này phải đeo găng tay cách điện cao áp.
    • Câu 6. Theo Quy trình An toàn điện, quy định trong việc đo giá trị của điện áp dư và xác định thứ tự các pha các mạch Stator của máy phát quay không kích từ có thiết bị dập từ như thế nào?
      1. Không cho phép đo giá trị của điện áp dư và xác định thứ tự các pha.
      2. Các công việc này cần thực hiện bởi cán bộ kỹ thuật của đơn vị thí nghiệm điện.
      3. Các công việc này cần thực hiện bởi công nhân QLVH máy phát này.
      4. Các công việc này cần thực hiện bởi cán bộ kỹ thuật của nhà máy thủy điện.
    • Câu 7. Theo Quy trình An toàn điện, quy định khi đo điện áp trên trục và trở kháng cách điện Rotor to của máy phát như thế nào?
      1. Cho phép tiến hành đo khi máy phát đang làm việc với yêu cầu có 02 người trình độ an toàn điện bậc 5.
      2. Không cho phép tiến hành đo điện áp trên trục và trở kháng cách điện Rotor to của máy phát đang làm việc.
      3. Cho phép tiến hành đo khi máy phát đang làm việc với yêu cầu có 02 người trình độ an toàn điện bậc 4 và bậc 5.
      4. Cho phép tiến hành đo khi máy phát đang làm việc với yêu cầu có 02 người trình độ an toàn điện bậc 3 và bậc 4.
    • Câu 8. Theo Quy trình An toàn điện, quy định khi sửa chữa vành tiếp xúc của Rotor, vành góp của bộ kích từ máy phát như thế nào?
      1. Cho phép tiến hành tiện và mài các vành tiếp xúc của Rotor, mài vành góp của bộ kích từ máy phát khi sửa chữa theo PTT. Phải sử dụng các công cụ bảo vệ mặt và mắt khỏi các tác động cơ khí.
      2. Cho phép tiến hành tiện và mài các vành tiếp xúc của Rotor, mài vành góp của bộ kích từ máy phát khi sửa chữa theo mệnh lệnh. Phải xây dựng Phương án an toàn.
      3. Cho phép tiến hành tiện và mài các vành tiếp xúc của Rotor, mài vành góp của bộ kích từ máy phát khi sửa chữa theo mệnh lệnh. Phải sử dụng phương tiện cách điện cho người làm việc.
      4. Cho phép tiến hành tiện và mài các vành tiếp xúc của Rotor, mài vành góp của bộ kích từ máy phát khi sửa chữa theo mệnh lệnh. Phải sử dụng các công cụ bảo vệ mặt và mắt khỏi các tác động cơ khí.
    • Câu 9. Theo Quy trình An toàn điện, biện pháp an toàn nào không đúng khi bảo dưỡng các thiết bị chổi than khi máy phát đang làm việc?
      • Khi làm việc phải đội mũ bảo vệ và sử dụng các công cụ bảo vệ mặt và mắt, quần áo được đóng cúc để tránh việc bị cuốn đi bởi các phần quay của máy móc;
    1. Sử dụng ủng cách điện, thảm cách điện và găng tay cách điện tránh tiếp xúc ngẫu nhiên các phần cơ thể với các phần được nối đất;
    2. Không đồng thời chạm tay đến các phần mang điện của hai cực hoặc các phần mang điện và phần được nối đất.
    3. Phải cắt tải của máy phát, để máy phát chạy ở chế độ bù.
    • Câu 10. Theo Quy trình An toàn điện khi làm việc ở động cơ điện cao áp điều cấm nào đúng?
    • Cấm làm bất cứ công việc gì trong mạch của động cơ đang quay, trừ công việc thí nghiệm thực hiện theo phương án được phê duyệt.
    1. Cấm làm bất cứ công việc gì trong mạch của động cơ đang quay, kể cả công việc thí nghiệm thực hiện theo phương án được phê duyệt.
    • Được phép thí nghiệm mạch của động cơ đang quay nhưng phải thực hiện theo PCT.
    1. Cấm thí nghiệm mạch của động cơ đang quay trong mọi trường hợp.
    • Câu 11. Theo Quy trình An toàn điện, khi sửa chữa động cơ điện cao áp, BPAT nào đúng?
    1. Cắt điện, khoá bộ phận truyền động của máy cắt và dao cách ly; treo biển cảnh báo “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” tại MC và DCL cấp điện cho động cơ;
    2. Nếu động cơ có đặt chung điểm trung tính thì phải tách điểm trung tính ra khỏi hệ thống;
    • Nếu đầu cáp của động cơ điện đã tháo rời thì các công việc tiến hành trên động cơ phải theo phương án được phê duyệt.
    1. Cả a, b, c.
    • Câu 12. Theo Quy trình An toàn điện, trước khi cho phép làm việc trên động cơ điện quay có các cơ cấu nối với chúng (máy hút khói, quạt, máy bơm,…) thì phải thực hiện các BPAT nào?
      1. Chốt, cánh quạt, tấm chắn phải được bắt chặt. Có biện pháp để hãm Rotor động cơ điện và tháo các khớp li hợp.
      2. Có biện pháp để hãm Rotor động cơ điện hoặc tháo các khớp li hợp. Chốt, cánh quạt, tấm chắn phải được bắt chặt.
      3. Tay lái của van chặn (chốt, cánh quạt, tấm chắn) phải được khóa. Có biện pháp để hãm Rotor động cơ điện hoặc tháo các khớp li hợp.
      4. Tay lái của van chặn (chốt, cánh quạt, tấm chắn) phải được khóa. Có biện pháp để chốt, cánh quạt, tấm chắn phải được bắt chặt.
    • Câu 13. Theo Quy trình An toàn điện, việc cắt điện để đảm bảo an toàn khi sửa chữa động cơ điện cao áp, quy định nào không bắt buộc phải áp dụng?
      1. Cắt điện nguồn điều khiển từ xa bằng tay và điều khiển tự động các động cơ điện của van chặn, máy điều hướng.
      2. Trên tay lái của chốt, tấm chắn, cánh quạt phải treo biển báo an toàn.
      3. Trên khóa, các nút ấn điều khiển động cơ điện của van chặn thì treo “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”.
      4. Đặt rào chắn, khoanh vùng công tác khi sửa chữa động cơ điện.

     

    • Câu 14. Theo Quy trình An toàn điện, việc bảo dưỡng chổi than khi động cơ điện đang làm việc, nội dung nào không bắt buộc phải thực hiện?
    • Nhân viên được đào tạo cho nhiệm vụ này và sử dụng các công cụ bảo vệ mặt và mắt, quần áo bảo hộ, đề phòng việc cuốn đi bởi các phần quay của động cơ điện; Sử dụng giày và thảm cách điện;
    1. Sử dụng giày, găng tay và thảm cách điện để làm việc. Không đồng thời tiếp xúc tay tới các phần mang điện của hai cực hoặc phần mang điện và phần được nối đất.
    • Phải lập Phương án TCTC và BPAT mới được thực hiện
    1. Khi mài nhẵn vành của Rotor trong động cơ điện đang quay phải sử dụng các khuôn bằng vật liệu cách điện.

     

    • Câu 15. Theo quy trình an toàn điện, biện pháp an toàn khi làm việc ở động cơ điện, quy định nào sau đây đúng?
    1. Cắt điện và có biện pháp để tránh đóng nhầm điện trở lại như khoá bộ phận truyền động của máy cắt và dao cách ly; treo biển cảnh báo “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” tại máy cắt và dao cách ly cấp điện cho động cơ.
    2. Nếu động cơ có đặt chung điểm trung tính thì phải tách điểm trung tính ra khỏi hệ thống.
    3. Nếu đầu cáp của động cơ điện đã tháo rời thì các công việc tiến hành trên động cơ phải theo phương án được phê duyệt.
    4. Cả a, b, c
    • Câu 16. Đóng và cắt các tụ điện cao áp, quy định nào sau đây đúng?
    1. Cho phép dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp khi tụ điện đang vận hành.
    2. Cho phép dùng dao cách ly, cầu dao để đóng, cắt các tụ điện cao áp khi tụ điện đang vận hành.
    3. Cấm dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp khi tụ điện đang vận hành.
    • Câu 17. Theo quy trình an toàn điện, khi phóng điện tích dư của tụ điện, quy định nào sau đây đúng?
    • Khi phóng điện tích dư của tụ điện phải có điện trở hạn chế, sau đó mới phóng trực tiếp xuống đất để tránh hư hỏng tụ.
    1. Khi phóng điện tích dư của tụ điện phải phóng trực tiếp xuống đất để tránh hư hỏng tụ.
    • Không quy định
    • Câu 18. Tại cửa buồng ác quy phải treo biển báo nào?
    • Buồng ắc-quy! Cấm lửa - Cấm hút thuốc.
    1. Buồng ắc-quy! Cấm lửa.
    • Cấm hút thuốc.
    • Câu 19. Theo Quy trình An toàn điện, khi làm việc ở những mạch đo lường, điều khiển, bảo vệ đang có điện phải áp dụng biện pháp an toàn nào?
    1. Cấm để hở mạch cuộn thứ cấp của TI và để ngắn mạch cuộn thứ cấp của TU.
    2. Cấm để ngắn mạch cuộn thứ cấp của TI và để ngắn mạch cuộn thứ cấp của TU.
    3. Cấm để hở mạch cuộn thứ cấp của TI và để hở mạch cuộn thứ cấp của TU.
    4. Cấm để ngắn mạch cuộn thứ cấp của TI và để ngắn mạch cuộn thứ cấp của TU
    • Câu 20. Theo quy trình an toàn điện, quy định người được vận hành xe chuyên dùng?
    • Người đã được đào tạo kỹ năng đầy đủ và có chứng chỉ liên quan theo quy định của pháp luật mới được vận hành xe chuyên dùng.
    1. Người đã được đào tạo kỹ năng đầy đủ và có kinh nghiệm mới được vận hành xe chuyên dùng.
    • Người đã được đào tạo kỹ năng đầy đủ, được kiểm tra đánh giá đạt yêu cầu mới được vận hành xe chuyên dùng.
    • Câu 21. Theo quy trình an toàn điện, để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng xe chuyên dùng, người điều khiển cần phải làm gì?
    • Kiểm tra an toàn xe trước khi sử dụng
    1. Đảm bảo khoảng cách an toàn phù hợp theo các cấp điện áp đã quy định trong quy trình an toàn
    • Nối đất an toàn xe khi làm việc có cắt điện một phần hoặc ở gần nơi có điện
    1. Cả a, b, c.
    • Câu 22. Khi có hiện tượng phóng điện vào xe chuyên dùng khi đang thực hiện công việc, người vận hành xe đang trên xe phải làm gì?
    • Cấm người chạm vào xe, rời khỏi xe hoặc bước lên xe trước khi cắt nguồn điện gây phóng điện.
    1. Nhanh chóng rời khỏi xe.
    • Nhanh chóng lái xe ra vị trí an toàn.
    • Câu 23. Theo quy trình an toàn, để ngăn ngừa đổ xe chuyên dùng trong quá trình làm việc, người CHTT phải làm gì?
    1. Thực hiện các biện pháp an toàn như đảm bảo độ rộng cần thiết cho lộ trình của xe, tránh làm cho đất gồ ghề.
    2. Thực hiện các biện pháp tránh làm phá hỏng đường hoặc các biện pháp khác để tránh nguy cơ rủi ro có thể xảy ra với Nhân viên đơn vị công tác do đổ xe hoặc các tai nạn khác.
    3. Bố trí người dẫn đường, chỉ dẫn cho xe khi vận hành xe bên vệ đường, có địa hình nghiêng dốc hoặc có nguy cơ bị lật.
    4. Cả a, b, c
    • Câu 24. Khi có hiện tượng phóng điện vào xe chuyên dùng khi đang thực hiện công việc dẫn đến xe bị cháy người vận hành xe đang trên xe phải làm gì?
    • Người lái xe phải nhảy ra khỏi xe. Khi nhảy phải nhảy cả hai chân và đứng yên tại chỗ, nếu cần chạy ra xa phải nhảy cả hai chân một lúc hoặc nhảy một chân (nhảy lò cò).
    1. Người lái xe phải nhảy ra khỏi xe và chạy càng nhanh càng tốt.
    • Ngồi yên trên xe và không chạm vào đồ vật bằng kim loại trên xe chờ người ứng cứu.
    • Câu 25. Theo quy trình an toàn điện, người có bậc an toàn bậc 2/5 có yêu cầu khác với bậc 1/5 ở nội dung nào sau đây?
    • Biết nhng quy đnh chung đ đm bo an toàn khi thc hin công vic đưc giao.
    1. S dng và qun lý trang thiết b an toàn, phương tin, dng c làm vic đưc giao đúng quy đ
    • Hiểu rõ phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
    1. Có khả năng phát hiện vi phạm, hành vi không an toàn.
    • Câu 26. Theo quy trình an toàn điện, người có bậc an toàn bậc 2/5 có yêu cầu khác với bậc 1/5 ở nội dung nào sau đây?
    • Biết nhng quy đnh chung đ đm bo an toàn khi thc hin công vic đưc giao.
    1. S dng và qun lý trang thiết b an toàn, phương tin, dng c làm vic đưc giao đúng quy đ
    • Có kiến thức về sơ cứu người bị điện giật.
    1. Có kỹ năng kiểm tra, giám sát người làm việc ở ĐD hoặc thiết bị điện.
    • Câu 27. Theo quy trình an toàn điện, người có bậc an toàn bậc 2/5 có yêu cầu khác với bậc 1/5 ở nội dung nào sau đây?
    • Có khả năng phát hiện vi phạm, hành vi không an toàn.
    1. S dng và qun lý trang thiết b an toàn, phương tin, dng c làm vic đưc giao đúng quy đ
    • Hiểu rõ phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
    1. Có kỹ năng kiểm tra, giám sát người làm việc ở ĐD hoặc thiết bị điện.
    • Câu 28. Theo quy trình an toàn điện, người có bậc an toàn bậc 3/5 có yêu cầu khác với bậc 2/5 ở nội dung nào sau đây?
    • Có kỹ năng lập biện pháp an toàn để thực hiện công việc và tổ chức giám sát, theo dõi công nhân làm việc.
    1. Biết phương pháp tách nn nhân ra khi ngun đin và biết sơ cu ngưi b đin gi
    2. Có khả năng phát hiện vi phạm, hành vi không an toàn có kỹ năng kiểm tra, giám sát người làm việc ở ĐD hoặc thiết bị điện.
    • Câu 29. Theo quy trình an toàn điện, người có bậc an toàn bậc 4/5 có yêu cầu khác với bậc 3/5 ở nội dung nào sau đây?
    • Biết phương pháp tách nn nhân ra khi ngun đin và biết sơ cu ngưi b đin gi
    1. Biết cách kim tra, giám sát ngưi làm vic thiết b và có kh năng phát hin vi phm, hành vi không an toàn.
    • Hiu rõ trách nhim, phm vi thc hin ca tng đơn v công tác khi cùng tham gia thc hin công vic;
    • Câu 30. Theo quy trình an toàn điện, người có bậc an toàn bậc 4/5 có yêu cầu khác với bậc 3/5 ở nội dung nào sau đây?
    • Biết phương pháp tách nn nhân ra khi ngun đin và biết sơ cu ngưi b đin gi
    1. Biết cách kim tra, giám sát ngưi làm vic thiết b và có kh năng phát hin vi phm, hành vi không an toàn.
    • Có kỹ năng lập biện pháp an toàn để thực hiện công việc và tổ chức giám sát, theo dõi công nhân làm việc.
    • Câu 31. Theo quy trình an toàn điện, người có bậc an toàn bậc 4/5 có yêu cầu khác với bậc 3/5 ở nội dung nào sau đây?
    • Biết phương pháp tách nn nhân ra khi ngun đin và biết sơ cu ngưi b đin gi
    1. Biết cách kim tra, giám sát ngưi làm vic thiết b và có kh năng phát hin vi phm, hành vi không an toàn.
    • Có kh năng phân tích, điu tra s c, tai nn đi
    • Câu 32. Theo quy trình an toàn điện, người có bậc an toàn bậc 5/5 có yêu cầu khác với bậc 4/5 ở nội dung nào sau đây?
    • Biết cách kim tra, giám sát ngưi làm vic thiết b và có kh năng phát hin vi phm, hành vi không an toàn.
    1. Biết lp bin pháp an toàn đ thc hin công vic và t chc giám sát, theo dõi công nhân làm vic; Có kh năng phân tích, điu tra s c, tai nn đi
    • Biết phi hp vi các đơn v công tác khác, lãnh đo công vic, t chc tiến hành các bin pháp an toàn và kim tra theo dõi thc hin công vic.
    1. Hiểu rõ trách nhiệm, phạm vi thực hiện của từng đơn vị công tác khi cùng tham gia thực hiện công việc.
    • Câu 33. Theo quy trình an toàn điện, người có bậc an toàn bậc 5/5 có yêu cầu khác với bậc 4/5 ở nội dung nào sau đây?
    1. Có kỹ năng phối hợp với các đơn vị công tác khác, lãnh đạo công việc, tổ chức tiến hành các biện pháp an toàn và kiểm tra theo dõi thực hiện công việc
    2. Hiểu rõ trách nhiệm, phạm vi thực hiện của từng đơn vị công tác khi cùng tham gia thực hiện công việc.
    3. Có kỹ năng lập biện pháp an toàn để thực hiện công việc và tổ chức giám sát, theo dõi công nhân làm việc.
    4. Có khả năng phân tích, điều tra sự cố, tai nạn điện.
    • Câu 34. Theo quy trình an toàn điện, nội dung công việc của người bậc 2/5 khác với người có bậc 1/5 ở nội dung nào sau đây?
    1. Đưc làm các công vic không tiếp xúc vi thiết b hoc dây dn mang đin;
    2. Tham gia ph vic cho đơn v công tác làm vic trên thiết b.
    • Đưc làm vic ti nơi đã đưc ct đin hoàn toàn.
    • Câu 35. Theo quy trình an toàn điện, nội dung công việc của người bậc 3/5 khác với người có bậc 2/5 ở nội dung nào sau đây?
    • Làm việc trực tiếp với ĐD, thiết bị điện cao áp đang mang điện.
    1. Làm vic ti nơi đã đưc ct đin hoàn toàn.
    • Làm việc trực tiếp với ĐD, thiết bị điện hạ áp đang mang điện.
    • Câu 36. Theo quy trình an toàn điện, nội dung công việc của người bậc 3/5 khác với người có bậc 2/5 ở nội dung nào sau đây?
    • Đưc làm các công vic không tiếp xúc vi thiết b hoc dây dn mang đi
    1. Làm vic ti nơi đã đưc ct đin hoàn toàn.
    • Làm vic ti nơi đưc ct đin tng phn.
    • Câu 37. Theo quy trình an toàn điện, nội dung công việc của người bậc 3/5 khác với người có bậc 2/5 ở nội dung nào sau đây?
    • Đưc làm các công vic không tiếp xúc vi thiết b hoc dây dn mang đi
    1. Làm vic trc tiếp vi ĐD, thiết b đin cao áp đang mang đi
    • Kiểm tra trạm điện, đường dây đang vận hành.
    • Câu 38. Theo quy trình an toàn điện, nội dung công việc của người bậc 3/5 khác với người có bậc 2/5 ở nội dung nào sau đây?
    • Làm vic trc tiếp vi ĐD, thiết b đin cao áp đang mang đi
    1. Cấp phiếu công tác, lệnh công tác, chỉ huy trực tiếp,
    • Thực hiện thao tác trên lưới điện cao áp.
    • Câu 39. Theo quy trình an toàn điện, làm việc trực tiếp với đường dây dẫn điện, thiết bị điện hạ áp đang mang điện phải có bậc an toàn là bao nhiêu?
    • 1/5 tr lên
    1. 2/5 tr lên
    • 3/5 tr lên
    1. 4/5 tr lên
    • Câu 40. Theo quy trình an toàn điện, người thực hiện thao tác trên lưới điện cao áp phải có bậc an toàn là bao nhiêu?
    • 2/5 tr lên
    1. 3/5 tr lên
    • 4/5 tr lên
    • Câu 41. Theo quy trình an toàn điện, người kiểm tra trạm điện, đường dây điện đang vận hành phải có bậc an toàn là bao nhiêu?
    • 2/5 tr lên
    1. 3/5 tr lên
    • 4/5 tr lên
    • Câu 42. Theo quy trình an toàn điện, nội dung công việc của người bậc 4/5 khác với người có bậc 3/5 ở nội dung nào sau đây?
    • Làm vic trc tiếp vi đưng dây dn đin, thiết b đin h áp đang mang đin
    1. Thc hin thao tác trên lưi đin cao áp
    • Làm vic trc tiếp vi đưng dây dn đin, thiết b đin h áp, cao áp đang mang đi
    • Câu 43. Theo quy trình an toàn điện, nội dung công việc của người bậc 4/5 khác với người có bậc 3/5 ở nội dung nào sau đây?
    • Làm vic trc tiếp vi đưng dây dn đin, thiết b đin h áp đang mang đin
    1. Thc hin thao tác trên lưi đin cao áp
    • Cấp phiếu công tác, lệnh công tác, chỉ huy trực tiếp.
    • Câu 44. Theo quy trình an toàn điện, nội dung công việc của người bậc 5/5 khác với người có bậc 4/5 ở nội dung nào sau đây?
    • Thc hin thao tác trên lưi đin cao áp
    1. Ch huy trc tiếp, cho phép đơn v công tác vào làm vic, giám sát đơn v công tác làm vic trên thiết b.
    • Thc hin nhim v ngưi lãnh đo công vi
    • Câu 45. Hãy nêu những điều cần lưu ý khi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện trong trường hợp cắt được mạch điện?
    1. Chuẩn bị ngay các vật dụng y tế sơ cứu cần thiết, đặc biệt là nước Oresol để bù đắp mất nước cho nạn nhân.
    2. Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng đỡ khi người đó rơi xuống.
    3. Gọi điện ngay cho đội cấp cứu theo số điện thoại 114 hoặc cơ quan y tế gần nhất để tiến hành cứu chữa kịp thời, tăng nguy cơ sống sót cho nạn nhân.
    4. Dùng sợi dây kim loại tiếp đất một đầu và ném đầu kia vào cả 3 pha để làm ngắn mạch đường dây rồi tách người ra khỏi mạch điện.
    • Câu 46. Hãy nêu những điều cần lưu ý khi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện trong trường hợp cắt được mạch điện?
    1. Chuẩn bị ngay các vật dụng y tế sơ cứu cần thiết, đặc biệt là nước Oresol để bù đắp mất nước cho nạn nhân.
    2. Nếu mạch điện bị cắt, cấp cho đèn chiếu sáng lúc trời tối thì phải chuẩn bị ngay nguồn sáng khác để thay thế.
    3. Gọi điện ngay cho đội cấp cứu theo số điện thoại 114 hoặc cơ quan y tế gần nhất để tiến hành cứu chữa kịp thời, tăng nguy cơ sống sót cho nạn nhân.
    4. Dùng sợi dây kim loại tiếp đất một đầu và ném đầu kia vào cả 3 pha để làm ngắn mạch đường dây rồi tách người ra khỏi mạch điện.
    • Câu 47. Hãy chọn phương pháp đúng để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện trong trường hợp không cắt được mạch điện hạ áp?
    1. Dùng tay nắm trực tiếp vào người nạn nhân để kéo ra khỏi mạch điện.
    2. b. Dùng tay nắm áo, quần khô của nạn nhân để kéo ra hoặc dùng gậy gỗ, tre khô dạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra.
    3. Có thể dùng kìm, dao, búa, rìu cán bằng kim loại để cắt đứt dây điện đang gây tai nạn.
    4. Có thể dùng sợi dây nối đất một đầu và ném đầu kia vào cả 3 pha làm ngắn mạch đường dây rồi tách người ra khỏi mạch điện.
    • Câu 48. Hãy chọn phương pháp đúng để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện trong trường hợp không cắt được mạch điện cao áp?
    1. Có thể dùng sợi dây nối đất một đầu và ném đầu kia vào cả 3 pha làm ngắn mạch đường dây rồi tách người ra khỏi mạch điện.
    2. Người cứu phải có ủng và găng cách điện. Dùng sào cách điện để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện.
    3. Dùng tay nắm áo, quần khô của nạn nhân để kéo ra hoặc dùng gậy gỗ, tre khô dạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra.
    4. Có thể dùng kìm, búa, rìu có cán bằng gỗ để cắt đứt dây điện đang gây tai nạn đồng thời chuẩn bị ngay các biện pháp hứng đỡ nếu nạn nhân đang ở trên cao.
    • Câu 49. Hãy chọn cách cứu chữa nạn nhân sau khi đã tách nạn nhân ra khỏi mạch điện trong trường hợp nạn nhân chưa mất tri giác?
    1. Tiến hành hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực ngay. Phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi.
    2. Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh; nếu trời rét thì đặt nơi kín gió. Nới rộng quần, áo, thắt lưng; moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra; cho nạn nhân ngửi acmôniắc, nước tiểu; ma sát toàn thân cho nóng lên và cho người đi mời y, bác sỹ đến chăm sóc.
    3. Để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh để chăm sóc cho hồi tỉnh rồi mời bác sỹ, y sỹ đến hoặc nhẹ nhàng đưa đến cơ quan y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc.
    • Câu 50. Hãy chọn cách cứu chữa nạn nhân sau khi đã tách nạn nhân ra khỏi mạch điện trong trường hợp nạn nhân đã mất tri giác?
    1. Đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất để tiến hành các biện pháp cấp cứu kịp thời vì nếu nạn nhân được cứu chữa trong vòng 01 phút sau khi bị tai nạn thì sẽ tăng nguy cơ sống sót cho nạn nhân lên đến 98%.
    2. Tiến hành hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực ngay. Phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi.
    3. Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh; nếu trời rét thì đặt nơi kín gió. Nới rộng quần, áo, thắt lưng; moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra; cho nạn nhân ngửi acmôniắc, nước tiểu; ma sát toàn thân cho nóng lên và cho người đi mời y, bác sỹ đến chăm sóc.
    4. Để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh để chăm sóc cho hồi tỉnh rồi mời bác sỹ, y sỹ đến hoặc đưa đến cơ quan y tế gần nhất.
    • Câu 1. Hãy chọn cách cứu chữa nạn nhân sau khi đã tách nạn nhân ra khỏi mạch điện trong trường hợp nạn nhân đã tắt thở?
    1. Đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất để tiến hành các biện pháp cấp cứu kịp thời vì nếu nạn nhân được cứu chữa trong vòng 01 phút sau khi bị tai nạn thì sẽ tăng nguy cơ sống sót cho nạn nhân lên đến 98%.
    2. Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh; nếu trời rét thì đặt nơi kín gió. Nới rộng quần, áo, thắt lưng; moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra; cho nạn nhân ngửi acmôniắc, nước tiểu; ma sát toàn thân cho nóng lên và cho người đi mời y, bác sỹ đến chăm sóc.
    3. Nếu tim nạn nhân ngừng đập, toàn thân co giật giống như chết thì phải đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi (nếu lưỡi thụt vào). Tiến hành làm hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay, phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi.
    • Câu 2. Trong điều kiện bình thường, nếu con người tiếp xúc trực tiếp với điện áp xoay chiều trên bao nhiêu V trở lên là nguy hiểm đến tính mạng?
    1. 42 V
    2. 50 V
    3. 220 V
    4. 380V
    • Câu 3. Cứu chữa người bị điện giật, theo thống kê, nếu nạn nhân được cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp thì tỷ lệ nạn nhân được cứu sống rất cao. Khả năng cứu sống nạn nhân là?
    1. Nếu cứu sống ở phút thứ nhất, khả năng cứu sống là 98%, đến phút thứ 5 cơ hội cứu sống chỉ còn 25%.
    2. Nếu cứu sống ở phút thứ nhất, khả năng cứu sống là 70%, đến phút thứ 5 cơ hội cứu sống chỉ còn 15%.
    3. Nếu cứu sống ở phút thứ nhất, khả năng cứu sống là 50%, đến phút thứ 5 cơ hội cứu sống chỉ còn 5%.
    • Câu 4. Cứu chữa người bị điện giật, theo thống kê, nếu nạn nhân được cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp thì tỷ lệ nạn nhân được cứu sống ở phút thứ 2 là bao nhiêu phần trăm?
    1. 95%
    2. 90%
    3. 80%
    4. 70%
    • Câu 5. Cứu chữa người bị điện giật, theo thống kê, nếu nạn nhân được cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp thì tỷ lệ nạn nhân được cứu sống ở phút thứ 3 là bao nhiêu phần trăm?
    1. 90%
    2. 80%
    3. 70%
    4. 50%
    • Câu 6. Cứu chữa người bị điện giật, theo thống kê, nếu nạn nhân được cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp thì tỷ lệ nạn nhân được cứu sống ở phút thứ 4 là bao nhiêu phần trăm?
    1. 80%
    2. 70%
    3. 50%
    4. 30%
    • Câu 7. Cứu chữa người bị điện giật, theo thống kê, nếu nạn nhân được cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp thì tỷ lệ nạn nhân được cứu sống ở phút thứ 5 là bao nhiêu phần trăm?
    1. 50%
    2. 35%
    3. 25%
    4. 20%
    • Câu 8. Phương pháp cấp cứu hồi sinh tổng hợp có mấy bước?
    • 03 bước
    1. 04 bước
    • 05 bước
    • Câu 9. Có mấy bước cơ bản để cứu người bị tai nạn điện?
    • 02 bước
    1. 03 bước
    • 04 bước
    1. 05 bước
    • Câu 10. Trong phương pháp cấp cứu hồi sinh tổng hợp, sau khi thực hiện khôi phục hệ hô hấp, người cấp cứu cần thực hiện tiếp theo là gì?
    • Khôi phục hệ thống tuần hoàn.
    1. Kiểm tra, đánh giá nhanh tình trạng sống của nạn nhân về não, hô hấp, tim.
    • Hô hấp nhân tạo
    1. Nới rộng quần áo; nhanh chóng vận chuyển nạn nhân tới vị trí thuận lợi để có thể tiến hành hồi sinh tổng hợp.
    • Câu 11. Trong phương pháp cấp cứu hồi sinh tổng hợp, việc phản ứng của người cứu chữa là gì?
    • Khi người lao động bị nạn cần nhanh chóng tiến hành các biện pháp loại trừ các yếu tố nguy hiểm còn đang ảnh hưởng đến tính mạng của người bị nạn và những người xung quanh.
    1. Kiểm tra, đánh giá nhanh tình trạng sống của nạn nhân về não, hô hấp, tim. Nới rộng quần áo; nhanh chóng vận chuyển nạn nhân tới vị trí thuận lợi để có thể tiến hành hồi sinh tổng hợp ngay (nếu nạn nhân còn ở trên cao, dưới nước…) và kêu gọi sự hỗ trợ của người khác.
    • Ưu tiên ngay việc ấn tim ngoài lồng ngực 30 lần, tần số ấn tim từ 100 đến 120 lần/phút và ấn sâu từ 5 đến 6 cm. Việc ấn tim cần phải được thực hiện ngay, kể cả khi nạn nhân còn đang ở vị trí chưa được thuận lợi (trên xe gầu…) nhưng có thể tiến hành ấn tim được.
    1. Kiểm soát và làm thông đường thở. Để cổ ngửa ra sau và đầu nghiêng về một bên. Dùng một hoặc 2 ngón tay để móc đờm rãi hoặc các dị vật làm cản trở đường thở của nạn nhân….
    • Câu 12. Trong phương pháp cấp cứu hồi sinh tổng hợp, khi một người cấp cứu nạn nhân đã thực hiện các bước DRCAB, nếu nạn nhân chưa có dấu hiệu gì thì người cứu phải thực hiện như thế nào?
    • Tiếp tục thực hiện theo chu trình
    1. Tiếp tục duy trì bước C rồi B theo nhịp 30/2 (30 lần ấn tim thì hô hấp nhân tạo 2 lần).
    • Đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất để tiến hành các biện pháp cấp cứu kịp thời.
    • Câu 13. Thời gian cho phép làm việc trong một ngày đêm với cường độ điện trường < 5kV/m là bao nhiêu giờ?
    1. Không quá 12 giờ
    2. Không quá 8 giờ
    3. Không quá 4 giờ
    4. Không hạn chế
    • Câu 14. Thời gian cho phép làm việc trong một ngày đêm với cường độ điện trường 5kV/m là bao nhiêu giờ?
    1. Không quá 4 giờ
    2. Không quá 8 giờ
    3. Không quá 12 giờ
    4. Không hạn chế
    • Câu 15. Thời gian cho phép làm việc trong một ngày đêm với cường độ điện trường 8kV/m là bao nhiêu phút?
    1. Không quá 130 phút
    2. Không quá 180 phút
    3. Không quá 255 phút
    4. Không hạn chế
    • Câu 16. Thời gian cho phép làm việc trong một ngày đêm với cường độ điện trường 10kV/m là bao nhiêu giờ?
    1. Không quá 1 giờ
    2. Không quá 2 giờ
    3. Không quá 3 giờ
    4. Không quá 4 giờ
    • Câu 17. Thời gian cho phép làm việc trong một ngày đêm với cường độ điện trường 12kV/m là bao nhiêu phút?
    1. Không quá 130 phút
    2. Không quá 180 phút
    3. Không quá 255 phút
    4. Không hạn chế
    • Câu 18. Thời gian cho phép làm việc trong một ngày đêm với cường độ điện trường 15kV/m là bao nhiêu giờ?
    1. Không quá 80 phút
    2. Không quá 70 phút
    3. Không quá 60 phút
    4. Không quá 50 phút
    • Câu 19. Thời gian cho phép làm việc trong một ngày đêm với cường độ điện trường 18kV/m là bao nhiêu giờ?
    1. Không quá 78 phút
    2. Không quá 68 phút
    3. Không quá 58 phút
    4. Không quá 48 phút
    • Câu 20. Thời gian cho phép làm việc trong một ngày đêm với cường độ điện trường 20kV/m là bao nhiêu giờ?
    1. Không quá 0,3 giờ
    2. Không quá 0,4 giờ
    3. Không quá 0,5 giờ
    4. Không quá 0,6 giờ
    • Câu 21. Thời gian cho phép làm việc trong một ngày đêm với cường độ điện trường >25 kV/m là bao nhiêu phút?
    1. Không cho phép làm việc.
    2. Không quá 1 phút
    3. Không quá 2 phút
    4. Không quá 3 phút
    • Câu 22. Sào cách điện có chu kỳ thử nghiệm định kỳ là bao nhiêu?
    1. 06 tháng
    2. 1 năm
    3. 2 năm
    4. 3 năm
    • Câu 23. Găng cách điện có chu kỳ thử nghiệm định kỳ là bao nhiêu?
    1. 06 tháng
    2. 1 năm
    3. 2 năm
    4. 3 năm
    • Câu 24. Ủng cách điện có chu kỳ thử nghiệm định kỳ là bao nhiêu?
    1. 06 tháng
    2. 1 năm
    3. 2 năm
    4. 3 năm
    • Câu 25. Thảm cách điện có chu kỳ thử nghiệm định kỳ là bao nhiêu?
    1. 06 tháng
    2. 1 năm
    3. 2 năm
    4. 3 năm
    • Câu 26. Dây đeo an toàn chu kỳ thử nghiệm định kỳ là bao nhiêu?
    1. 03 tháng
    2. 06 tháng
    3. 1 năm
    4. 2 năm
    • Câu 27. Khi lăn thùng phải tuân thủ biện pháp an toàn nào dưới đây?
    1. Phải dùng hai tay đẩy ở thân thùng. Khi đổi hướng lăn, phải nắm vành thùng xoay chứ không được dùng chân đá thùng.
    2. Nắm ở vành thùng để lăn thùng.
    3. Đặt thùng nằm xuống đất rồi dùng chân để lăn thùng, đá thùng.
    • Câu 28. Khi dựng đứng thùng tròn phải tiến hành bởi hai người gồm các bước nào dưới đây?
    • Hai người đứng đối diện với nhau qua thùng. Nắm cả hai vành ở mặt thùng và đáy thùng, nhấc một đầu lên hạ đầu kia xuống. Bỏ tay ra khỏi đáy thùng khi thùng đã dựng đứng.
    1. Hai người đứng đối diện với nhau qua thùng. Nắm cả hai vành ở mặt thùng và đáy thùng, nhấc một đầu lên hạ đầu kia xuống.
    • Hai người đứng cạnh nhau. Nắm ở vành mặt thùng rồi đẩy mạnh cho thùng dựng đứng.
    • Câu 29. Phải tuân thủ quy tắc an toàn nào dưới đây khi đi lại trong nhà kho?
    • Không đi lại khu vực đang chuyển, tải bằng cẩu.
    1. Phải dùng mũ bảo hộ khi đi lại phía dưới các công trình xây dựng, các máy móc đang hoạt động.
    • Cả a, b.
    • Câu 30. Quy định an toàn khi đặt để chai chứa khí tại kho?
    • Đặt để chai chứa khí tại kho đảm bảo không bị nghiêng, đổ. Phải có biện pháp như chằng, buộc các chai chứa khí với nhau (nều nhiều) hoặc buộc, chặn chai chứa khí vào vị trí chắc chắn.
    1. Đặt để chai chứa khí tại kho đảm bảo không bị đổ, nổ.
    • Không quy định.
    • Câu 31. Các quy định về quy cách biển “Cấm trèo! Điện áp cao nguy hiểm chết người”.
    1. Viền và hình tia chớp màu đỏ tươi, nền màu trắng, chữ màu đen.
    2. Viền và hình tia chớp màu đỏ tươi, nền màu đen, chữ màu trắng.
    3. Viền màu đỏ tươi, nền màu trắng, chữ màu đen.
    4. Viền màu đỏ tươi, nền màu đen, chữ màu trắng.
    • Câu 32. Các quy định về quy cách biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”.
    1. Viền và hình tia chớp màu đỏ tươi, nền màu trắng, chữ màu đen.
    2. Viền và hình tia chớp màu đỏ tươi, nền màu đen, chữ màu trắng.
    3. Viền màu đỏ tươi, nền màu trắng, chữ màu đen.
    4. Viền màu đỏ tươi, nền màu đen, chữ màu trắng.
    • Câu 33. Các quy định về quy cách biển “Làm việc tại đây”.
    1. Nền phía ngoài màu xanh dương, nền phía trong màu trắng, chữ màu đen.
    2. Nền phía ngoài màu xanh lá cây, nền phía trong màu trắng, chữ màu đen.
    3. Nền phía ngoài màu xanh nước biển, nền phía trong màu trắng, chữ màu đen.
    4. Nền phía ngoài màu xanh lá cây, nền phía trong màu đen, chữ màu trắng.
    • Câu 34. Các quy định về quy cách biển “Đã nối đất”
    1. Nền phía ngoài màu xanh dương, nền phía trong màu trắng, chữ màu đen.
    2. Nền phía ngoài màu xanh lá cây, nền phía trong màu trắng, chữ màu đen.
    3. Viền và chữ màu đen, nền vàng.
    4. Viền và chữ màu đen, nền xanh.
    • Câu 35. Theo Quy trình An toàn điện, biển “CẤM TRÈO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” đặt ở đâu?
      1. Trên tất cả các cột của ĐDK ở độ cao từ 1,0 m đến 2,0 m so với mặt đất về phía dễ nhìn thấy.
      2. Trên tất cả các cột của ĐDK ở độ cao từ 1,5 m đến 2,0 m so với mặt đất về phía dễ nhìn thấy.
      3. Trên tất cả các cột của ĐDK ở độ cao từ 2,0 m đến 2,5 m so với mặt đất về phía dễ nhìn thấy.
      4. Trên tất cả các cột của ĐDK ở độ cao từ 2,5 m đến 3,0 m so với mặt đất về phía dễ nhìn thấy.
    • Câu 36. Theo Quy trình An toàn điện biển báo "CÁP ĐIỆN LỰC" đặt như thế nào?
      1. Trong lòng đất hoặc trên cột mốc, ở vị trí tim rãnh cáp, dễ nhìn thấy và xác định được đường cáp ở mọi vị trí; tại các vị trí chuyển hướng.
      2. Trên mặt đất ở vị trí tim rãnh cáp, dễ nhìn thấy và xác định được đường cáp ở mọi vị trí; tại các vị trí chuyển hướng.
      3. Trên mặt đất hoặc trên cột mốc, ở vị trí tim rãnh cáp, dễ nhìn thấy và xác định được đường cáp ở mọi vị trí; tại các vị trí chuyển hướng, khoảng cách giữa 2 biển báo liền kề không quá 30 m
      4. Trên cột mốc, ở vị trí tim rãnh cáp, dễ nhìn thấy và xác định được đường cáp ở mọi vị trí; tại các vị trí chuyển hướng.
    • Câu 37. Theo Quy trình An toàn điện biển “CẤM VÀO! ĐIỆN ÁP CAO NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” đặt ở đâu?
      1. Trên thang trèo của TBA treo trên cột
      2. Trên cổng ra vào trạm điện, TBA có người trực
      3. Trên cổng ra vào trạm điện, TBA không người trực
      4. Trên cửa hoặc cổng ra vào trạm điện có tường rào bao quanh
    • Câu 38. Theo Quy trình An toàn điện biển “CẤM LẠI GẦN! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” được đặt như thế nào?
      1. Trên vỏ trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, tủ phân dây (Tủ Pillar) về phía dễ nhìn thấy.
      2. Trên vỏ trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, trạm GIS về phía dễ nhìn thấy.
      3. Trên vỏ trạm biến áp treo, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, tủ phân dây (Tủ Pillar) về phía dễ nhìn thấy.
      4. Trên vỏ trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm cắt, trạm đo đếm ngoài trời về phía dễ nhìn thấy.
    • Câu 39. Theo Quy trình An toàn điện, biển “CẤM ĐÓNG ĐIỆN! CÓ NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC” được đặt như thế nào?
      1. Trên bộ phận điều khiển, truyền động thiết bị đóng cắt đã cắt điện theo PTT của các cấp điều độ.
      2. Trên bộ phận điều khiển, truyền động thiết bị đóng cắt đã cắt điện cho đơn vị công tác làm việc.
      3. Trên bộ phận điều khiển, cánh tủ phân phối đã cắt điện cho đơn vị công tác làm việc.
      4. Trên bộ phận điều khiển, truyền động thiết bị đóng cắt đã cắt điện khi chuyển đổi kết dây cơ bản.
    • Câu 40. Theo Quy trình An toàn điện, biển “DỪNG LẠI! CÓ ĐIỆN NGUY HIỂM CHẾT NGƯỜI” được đặt như thế nào?
      1. Trên cửa hoặc cổng ra vào trạm rạm điện có người trực,
      2. Trên vỏ trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, trạm GIS về phía dễ nhìn thấy.
      3. Đặt trên rào chắn về phía dễ nhìn thấy.
      4. Trên vỏ trạm biến áp hợp bộ kiểu kín, trạm cắt, trạm đô đếm ngoài trời, tủ phân dây (Tủ Pillar) về phía dễ nhìn thấy.
    • Câu 41. Theo Quy trình An toàn điện, biển “LÀM VIỆC TẠI ĐÂY” được đặt như thế nào?
      1. Đặt tại đu li vào khu vc làm vic của ĐVCT.
      2. Đặt tại khu vc đã đóng DNĐ hoặc đã đặt nối đất lưu động.
      3. Đặt ti nơi làm vic đã cho phép; ti khu vc làm vic đã đt nối đất.
      4. Đặt ti nơi làm vic đã đưc khoanh vùng; ti khu vc làm vic của ĐVCT.
    • Câu 42. Theo Quy trình An toàn điện, biển “VÀO HƯỚNG NÀY” được đặt như thế nào?
      1. Đặt tại đu li vào khu vc làm vic của ĐVCT.
      2. Đặt tại khu vc đã đóng DNĐ hoặc đã đặt nối đất lưu động.
      3. Đặt ti nơi làm vic đã cho phép; ti khu vc làm vic đã đt nối đất.
      4. Đặt tại đu li vào khu vc thao tác của ĐVQLVH.
    • Câu 43. Theo Quy trình An toàn điện, biển “ĐÃ NỐI ĐẤT” được đặt như thế nào?
      1. Đặt tại khu vc đã cắt điện và đặt nối đất lưu động.
      2. Đặt tại khu vc đã đóng DNĐ hoặc đã đặt nối đất lưu động.
      3. Đặt tại khu vc đã đặt nối đất lưu động trong TBA.
      4. Đặt tại khu vc đã đóng DNĐ trên đường dây
    • Câu 44. Theo Quy trình An toàn điện, biển “CHÚ Ý! PHÍA TRÊN CÓ ĐIỆN” treo ở vị trí nào?
      1. Treo ở trên cột điện mà ở phía trên có điện.
      2. Treo ở trên các trụ thiết bị trong TBA mà ở phía trên có điện.
      3. Treo ở vị trí dễ quan sát tại khu vực làm việc mà ở phía trên có điện.
    • Câu 45. Theo Quy trình An toàn điện, các cờ báo hiệu “màu vàng” và “màu đỏ” treo tại tại đâu?
      1. Cờ báo hiệu “màu đỏ” treo tại phía đường dây đã nối đất. Cờ báo hiệu “màu vàng” treo tại phía đường dây có điện.
      2. Cờ báo hiệu “màu xanh” treo tại phía đường dây đã nối đất. Cờ báo hiệu “màu đỏ” treo tại phía đường dây có điện.
      3. Cờ báo hiệu “màu vàng” treo tại phía đường dây đã nối đất. Cờ báo hiệu “màu xanh” treo tại phía đường dây có điện.
      4. Cờ báo hiệu “màu vàng” treo tại phía đường dây đã nối đất. Cờ báo hiệu “màu đỏ” treo tại phía đường dây có điện.
    • Câu 46. Theo Quy trình An toàn điện cho phép thay đổi kích thước các biển cho phù hợp với thực tế để treo tại đâu?
      1. Tại các vị trí trên tủ điều khiển, ở các thiết bị hạ áp, aptomat hạ áp tại các tủ bảng điện.
      2. Tại các vị trí trên các cột điện cao áp.
      3. Tại các vị trí trong các TBA từ 110kV trở lên
      4. Tại các vị trí trên các thiết bị đo lường, điều khiển, tín hiệu.
    • Câu 47. Theo Quy trình An toàn điện, thời hạn thử nghiệm Pa lăng là bao lâu?
    1.      0   3 tháng
    2.       0   6 tháng
    3.     0   9 tháng
    4.       1 2 tháng
    • Câu 48. Theo Quy trình An toàn điện, thời hạn thử nghiệm dây chão bằng gai, bằng sợi bông và sợi tổng hợp là bao lâu?
    1.           0   3 tháng
    2.          06 tháng
    3.       09 tháng
    4.       12 tháng
    • Câu 49. Theo Quy trình An toàn điện, thời hạn thử nghiệm dây dây đeo (hoặc treo) an toàn, chão bảo hiểm là bao lâu?
    1.           03 tháng
    2.      06 tháng
    3.          09 tháng
    4.          12 tháng
    • Câu 50. Theo Quy trình An toàn điện, thời hạn thử nghiệm cáp thép là bao lâu?
    1.          03 tháng
    2.        06 tháng
    3.        09 tháng
    4.        12 tháng
Bình luận

Nick Name

Nội dung

 
Du lịch Na Hang Tuyên Quang HaiAnhTravel

 

  • ĐC: Tổ 5 - TT. Na Hang - H. Na Hang - T.Tuyên Quang
  • Số điện thoại: 0988.486.112
  • Email: anhtd2007@gmail.com
  • Giấy phép KD số:15B8001153
  • Mã số thuế: 8305910287
  • facebook.com/dulichnahang
Nhận tin theo dõi
Hoặc có thể theo dõi Hải Anh qua các mạng xã hội sau:
facebookyoutubegoogle_plustwitter
Chúng tôi trên Facebook
DMCA
HaiAnhTravel ® Copyright 2015 © http://dulichnahang.com