Đánh giá
Truyện kể rằng: “Ngày xưa ở bản làng người Tày thường có nghề trồng bông kéo sợi dệt thổ cẩm. Những sản phẩm làm ra mới đẹp làm sao. Ngày hội ngày chợ phiên khăn áo như ngàn mây ngũ sắc trên mặt đất.
Năm ấy Ngọc Hoàng ra cửa trời nhìn xuống trần gian vào đúng ngày hội. Ngọc Hoàng mải mê ngắm nhìn màu sắc tươi tắn, sống động hơn cả Hằng Nga Tiên Nữ. Rồi hội cũng nhanh tàn bởi một ngày dưới trần gian thật ngắn, trong khi Ngọc Hoàng xem chưa thoả mắt. Ngọc Hoàng bèn triệu tập quần tiên đến hỏi: Trong các ngươi ai có thể xuống trần gian mua vài trăm tấm thổ cẩm để trải cung nghênh xuân cho ta.
Có hai ngọc nữ lĩnh ý xuống trần. Họ giả làm người lái buôn len lỏi vào các buổi chợ phiên dò la và biết được muốn làm xong vài trăm tấm thổ cẩm thì phải mất 3 năm dưới trần. Hai Ngọc Nữ bàn nhau nên tìm thợ giỏi để đưa lên trời dệt vải vì 1 tháng trên trời bằng mấy trục năm dưới hạ giới. Họ đã trở về tâu với Ngọc Hoàng và đã được chuẩn tấu.
Lần này xuống trần, hai Ngọc Nữ đã dò biết được nhà nọ có hai chị em dệt thổ cẩm rất giỏi. Cô em lại dệt giỏi gấp mười lần cô chị. Có điều là hai chị em lại giống nhau như hai giọt nước người ngoài không có cách gì nhận ra được. Một ngày hai Ngọc Nữ đến nhà hai cô gái và chỉ có một người ở nhà và đang ngồi trên khung dệt. Hai Ngọc Nữ lân la hỏi hết mọi chuyện nhưng không nghĩ ra được cách gì để biết được người ngồi kia là chị hay là em, nên đành nói:
Nhà vua chọn một người dệt thổ cẩm giỏi để triệu về cung. Vậy hai chị em bàn nhau xem ai sẽ đi, hạn cho ba ngày sửa soạn.
Không may người tiếp hai Ngọc Nữ lại là cô chị. Cô này đang yêu một người lái buôn có tên là chú Khách. Cô liền nhắn tin cho anh ta đến bàn bạc, lập mưu về kinh đô. Hai người quyết định không nói cho cô em biết. Chú Khách còn xui người yêu nói với hai Ngọc Nữ rằng đường xa không thể mang theo khung cửi nên phải cho một người thợ mộc cùng đi. Trong lúc họ đang bàn truyện thì ở bên ngoài có con Phượng Hoàng đậu trên cành cây nghe được. Chú Khách nhìn thấy con Phượng Hoàng liền cầm thoi ném đuổi đi. Chẳng may con thoi trúng vào đầu chim. Chim không chết nhưng bụng lại thù hai con người gian dối kia.
Đến hẹn hai Ngọc Nữ tới nhà. Cô chị nhận mình là cô em và nói phải cho thợ mộc cùng đi. Hai Ngọc Nữ đồng ý.Lên đó họ được sống cuộc sống thần tiên, được gặp Ngọc Hoàng Thượng Đế, họ đắc ý là đã lừa được cả người nhà trời. Ngọc Hoàng truyền cho Ngọc Nữ dẫn họ dạo chơi một ngày, sau đó mới giao việc.
Công việc đầu tiên là chú Khách phải đóng khung cửi. Chú ta cũng biết đóng nhưng không phải là người thạo việc, kỳ cạch mãi mấy ngày cũng song. Đến lượt cô chị ngồi vào khung cửi thô kệch dệt, loay hoay mãi cô cũng không thể dệt nhanh được. Ngọc Hoàng mấy ngày lại một lần đến xem và giục phải làm nhanh hơn. Giữa lúc đó con chim Phượng Hoàng về tới. Chim chính là một tiên nữ hoá phép xuống chơi dưới trần. Tiên nữ liền tâu với Ngọc Hoàng tất cả sự thể và đã cho Ngọc Hoàng xem vết thương trên đầu. Lúc bấy giờ Ngọc hoàng mới tin đó là sự thật. Ngài nén giận vì không muốn để mất vui khi ngày hội quần tiên đang đến gần, người gọi hai Ngọc Nữ đến phán rằng:
Hãy mau đem trả hai người trần này về mặt đất và triệu bằng được cô em lên đây.
Hai nàng Ngọc Nữ nhất nhất làm theo. Khi đưa cô chị và chú Khách đến ngang vách đá, cô chị liền bảo hai Ngọc Nữ “đến rồi, đến rồi!”. Hai nàng chưa hết tức liền thu ngay phép lại, thành ra cô chị và chú Khách bị mắc lại nơi vách đá chơi vơi vừa tiếc nuối thượng giới vừa lưu luyến trần gian. Từ đó người đời gọi vách đá ấy là vách nàng Tiên - Chú khách. Vì dẫu sao cô chị có gian dối nhưng cũng một lần được lên trời nên gọi là Tiên.”
Nick Name
Xin có đôi điều nhận xét sau: Tác giả dựng chuyện, hoặc ghi lại sự tích này như có đôi điều nhầm lẫn:
- Một là, "Cung đình" mới ở Thiên đàng. Còn "kinh đô" là dưới hạ giới.
- Hai là, Chú khách, ám chỉ là người ở phương xa tới. Người Tày bản địa không thường đặt tên này. Có một thời kỳ sau này, có lẽ sau câu chuyện cổ Núi Cô tiên - Chú khách được dựng lên, người Việt ám chỉ Chú khách là người di cư từ phương Bắc xuống. Nhưng mới chỉ vài trăm năm nay.
- Ba là, Chuện cố, người Việt dựng chuyện cổ tích bao giờ cũng ca ngởi nết na, phẩm hạnh của người con gái, mặt tốt của con người. Bên cạnh kẻ xấu, bao giờ cũng có một người tốt. Chẳng hạn chuyện Tấm Cám. Cô Cám và mụ dì ghẻ xấu, thì có cô Tấm là người tốt. Lý Thông là kẻ xấu, thì có Thạch Sanh là người tốt. Đằng này, chuyện dựng lên, cả con trai con gái vùng Tày là kẻ lừa dối, lại được hóa đá, lưu vào hậu thế. Xin xem lại tích chuyện này. Không thể để du khách hiểu sai về văn hóa, cũng như bản chất, tính cách người Tày ở Xứ Nà. (Kỳ sau, xin chép lại sự tích này theo lời kể của người Xứ Nà khác)!
Ông Lịch đi khắp các vùng miền xuôi đất nước xem địa hình đất đai, nơi người dân sinh sống xong ông Lịch quay lên vùng miền ngược bằng thuyền gỗ nhỏ đi đến châu Chiên Hóa ông đặt tên con sông này là sông Gâm, theo con sông đi lên miền ngược đến một nơi có bãi soi rộng nhưng chưa có người ở, ông thấy có hai quả đồi ở hai bên sông, con sông Gâm chảy qua giữa, đi tiếp ông thấy rất nhiều khe suối chảy ra sông ông lịch viết một câu thơ rằng:
Tứ mùa Xuân ,Hạ, Thu, Đông
Bát dòng suối chảy ngoằn ngoèo ra sông
Bãi soi mô đá cỏ cây tươi tốt
Vật hoang thì có bóng người thì không
Dòng sông Gâm có cá có tôm
Đến nơi mới biết sở trường nơi đây
Trăm năm sau sẽ tự nhân
Trở thành huyện thị đặt tên Xuân Trường.
Ông Lịch ngược thuyền đi tiếp nhìn lên thấy có một ngọn núi đá to rất đẹp, ông đặt tên là núi Tháp Thiên Tạo, dưới chân núi có con sông nhỏ chảy qua gặp con sông lớn ông đặt tên con sông là Sông Ngang, ông gặp hai vị khách lạ là người nước Tống sang lấy cây thuốc (Hai vị khách này là nhân vật trong truyền thuyết Nàng tiên Chú khách), ông Lịch viết mấy câu thơ tả cảnh nơi hai con sông gặp nhau:
Sông Ngang chảy gặp Sông Gâm
Chân núi Cây tháp giao duyên cùng chiều
Bà con xuôi ngược thuyền bè
Bảo vệ cây tháp đất trời tạo nên
Tháp còn đất nước bảo tồn
Mất đi tổn thất nỗi đau chưa từng.