logo_haianh_trave2
Giờ làm việc:
7h30 sáng - 9h tối (24/7)
hotline_home
Một góc lòng hồ Na Hang
Một góc lòng hồ Na Hang
Tàu du lịch hồ Na Hang
Một góc lòng hồ Na Hang
Thác Mơ Na Hang

Lễ hội Lồng Tông

Đánh giá

lehoilongtong       Tuyên Quang với diện tích tự nhiên 587.037,89ha (2011), quê hương sinh sống của cộng đồng 22 dân tộc anh em với truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.

       Bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc đều được kết tinh từ lịch sử hào hùng và lâu dài của dân tộc trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Hai mươi hai dân tộc hai mươi hai đoá hoa trong vườn hoa đầy hương sắc, mỗi dân tộc lại có những tập tục, những nét văn hoá riêng như: Người Tày có lễ hội Lồng Tông (hội Xuống đồng), hội Cốm (lễ hội chủ yếu của nam nữ thanh niên dưới đêm trăng bên suối); người Dao với lễ hội Cơm mới, lễ Cấp sắc…; người Nùng với hội chơi xuân, hội Lồng Tông…và còn rất nhiều những lễ hội của các dân tộc khác.

          Trong những lễ hội mà đồng bào các dân tộc tại Tuyên Quang còn lưu giữ được, vừa qua đồng bào dân tộc Tày tại Tuyên Quang nói riêng và cộng đồng các dân tộc tại Tuyên Quang nói chung đã vinh dự đón nhận danh hiệu Di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia cho lễ hội Lồng Tông (lễ hội xuống đồng của người Tày), lễ công bố đã được  tổ chức vào ngày 21/2/2013 ( tức ngày 12 tháng Giêng) tại huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang. Tham dự lễ hội có Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Sáng Vang; bà Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh Tuyên Quang cùng đông đảo du khách gần xa và nhân dân các dân tộc huyện Lâm Bình. 

                Các lễ hội Lồng Tông  trên địa bàn thường được diễn ra vào dịp tháng Giêng đầu năm thông thường vào ngày mùng 04 tại thị trấn Na Hang, ngày mùng 07 tại xã Đà Vị- Na Hang, ngày 12 tại xã Lăng Can - Lâm Bình, ngày 15 tại xã Thượng Lâm – Lâm Bình...

Lễ hội được tổ chức với mục đích cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, chính vì vậy mà hàng năm vào dịp tổ chức lễ hội thường đươc bà con chuẩn bị khá kỹ lưỡng, từ khâu chọn địa điểm tới những hoạt động phục vụ cho lễ hội. Là lễ hội với ý nghĩa xuống đồng nên trước đây địa điểm được bà con chọn để làm nơi tổ chức Hội thường là những thửa ruộng màu mỡ, rộng và bằng phẳng

          Trước ngày diễn ra lễ hội người ta cho dựng một cây Còn tại địa điểm tổ chức Hội, cây Còn thường có chiều cao từ 20 đến 22m, trên đỉnh là một vòng tròn có dán giấy xanh, đỏ ở giữa đính hồng tâm đỏ, tiếp đến là kệ đặt mâm tồng, kệ thường được làm bằng Tre, Nứa hình khối thang vuông, chiều của kệ được ứng với bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Xung quanh nơi đặt kệ được người ta trang trí bằng những cây xanh(thường là tán cây cọ) để tạo nên hình ảnh của sự sung túc tốt tươi. Đến ngày chính Hội bà con tổ chức lễ rước mâm tồng đến nơi làm Lễ, các mâm tồng đều là những sản vật nông nghiệp do người dân bản địa làm ra và sẽ được những cô gái trong trang phục dân tộc truyền thống đưa dâng lên thần linh.

Trên đường rước mâm tồng Thầy cúng sẽ luôn miệng đọc thần chú và ném tiền (tượng trưng) để lễ rước được suôn sẻ, khi đến nơi tổ chức Lễ, trước khi đặt mâm Thầy cúng( thầy Mo) sẽ làm lễ tạ trời đất, thần linh. Sau khi các mâm tồng đã được đặt vào vị trí, đến giờ tốt Thầy cúng chính bắt đầu làm lễ cúng, lúc đó các cô gái chưa chồng sẽ đội các thau nước sạch, còn các chàng trai sẽ làm nghi thức kéo các tàu cọ từ phía đông sang phía tây để tượng trưng cho đường đi của ánh sáng giúp xua đi mọi rủi ro, tà ma hại người hại gia súc, tiếp đến Thầy cúng sẽ nhúng cành cây vào chậu nước vẩy ra xung quanh để tượng trưng cho mưa thuận gió hoà. Phần cúng tế này thường diễn ra trong ba tuần hương, rượu (thông thường từ 2 đến 3 tiếng đồng hồ).

       Sau khi phần cúng tế kết thúc, chứng kiến những đường cầy đầu năm mọi người trở về quanh các mâm tồng, lúc này Thầy cúng khấn tạ ơn một lần nữa, vừa khấn vừa bốc các hạt giống trong mâm tung ra xung quanh cho mọi người để lấy may mong sao năm ấy no đủ hạnh phúc.

Trong lễ hội phần thu hút được nhiều người quan tâm nhất chính là phần Hội bắt đầu bằng lễ Tịch Điền(Xuống đồng cày ruộng), sau đó là màn múa, hát(hát then, hát cọi…) rồi đến các trò chơi với phần thi ném Còn, theo quan niệm của người dân nếu như lễ hội kết thúc mà cây Còn vẫn chưa được ném thủng thì năm đó sẽ không được may mắn, chính vì vậy mà khi hội đã sắp tàn  vòng tròn trên cây Còn vẫn chưa được ném thủng thì Thầy cúng sẽ dùng mũi tên lửa để băn thủng, sau khi cây Còn được ném thủng các trò chơi khác như: Kéo co, đánh bam, đánh yến, bịt mắt bắt vịt… sẽ tiếp tục đựơc diễn ra với sự tham ra của đông đảo người dân và du khách. Lúc này những người tham dự lễ hội dường như quên đi mọi mệt nhọc của cuộc sống thường ngày để thả hồn mình vào những trò chơi, câu hát…

Lễ hội Lồng Tông của người Tày tỉnh Tuyên Quang được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là niềm tự hào và vinh dự của người dân Tuyên Quang nói riêng mà còn của cả nước nói chung, đó sẽ là điểm tựa vững chắc góp phần vào sự phát triển du lịch và nâng cao đời sống tinh thần cho các dân tộc Việt Nam.

 

 

 

             Nguyễn Chung 
Bình luận

Nick Name

Nội dung

 
Du lịch Na Hang Tuyên Quang HaiAnhTravel

 

  • ĐC: Tổ 5 - TT. Na Hang - H. Na Hang - T.Tuyên Quang
  • Số điện thoại: 0988.486.112
  • Email: anhtd2007@gmail.com
  • Giấy phép KD số:15B8001153
  • Mã số thuế: 8305910287
  • facebook.com/dulichnahang
Nhận tin theo dõi
Hoặc có thể theo dõi Hải Anh qua các mạng xã hội sau:
facebookyoutubegoogle_plustwitter
Chúng tôi trên Facebook
DMCA
HaiAnhTravel ® Copyright 2015 © http://dulichnahang.com